Danh mục

Nghiên cứu đánh giá và dự tính điều kiện khô hạn theo chỉ số SPI cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực hiện các đánh giá kết quả dự tính biến đổi đối với điều kiện khô hạn ở các quy mô 1, 6 và 12 tháng theochỉ số chuẩn hóa giáng thủy (SPI). Các kết quả nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tin mới và quan trọng về biến đổi khí hậu phục vụ đánh giá tác động, tổn thương do BĐKH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá và dự tính điều kiện khô hạn theo chỉ số SPI cho khu vực Đồng bằng sông Cửu LongBÀI BÁO KHOA HỌCNGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ TÍNH ĐIỀU KIỆN KHÔHẠN THEO CHỈ SỐ SPI CHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNGSÔNG CỬU LONGNguyễn Văn Thắng1, Mai Văn Khiêm1Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, số liệu lượng mưa từ quan trắc và dự tính trong tương lai theocác kịch bản (RCP4.5 và RCP8.5) được sử dụng. Trong giai đoạn 1961 - 2014, tần suất khô hạn ởkhu vực ĐBSCL có xu thế giảm; tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn có xu thếtăng. Vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở, điều kiện khô hạn trung bình ở các quy môthời gian khác nhau (1, 6 và 12 tháng) đều có xu thế giảm theo các kịch bản. Tuy nhiên, mức độ khắcnghiệt nhất của điều kiện khô hạn (SPI_Min) được dự tính gia tăng so với thời kỳ cơ sở. Trong đó,mức độ khắc nghiệt được dự tính gia tăng đáng kể nhất vào giữa thế kỷ 21 và theo kịch bản RCP4.5.Tuy nhiên, theo kịch bản RCP8.5, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn được dự tính giảmvào cuối thể kỷ 21.Từ khóa: SPI, ĐBSCL, điều kiện khô hạn.Ban Biên tập nhận bài: 12/4/2017Ngày phản biện xong: 20/5/20171. Mở đầuĐBSCL là vùng đồng bằng lớn nhất của ViệtNam, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, với tổng diệntổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha. Khuvực ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km, phíaTây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc tiếpgiáp Vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biểnĐông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phíaTây giáp vịnh Thái Lan [10]. Đây là khu vực cóvị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, khaithác và nuôi trồng thủy sản, tiêu dùng và xuấtkhẩu. ĐBSCL là vùng phát triển nông nghiệp lớnnhất cả nước, là khu vực có đóng góp đáng kểnhất vào tổng sản lượng lương thực. Tuy nhiên,do độ cao địa hình thấp và bằng phẳng, thuộcvùng khí hậu gió mùa nhiệt đới nên rất dễ bị tổnthương do biến đổi khí hậu [10].Ngoài ra, nguồn nước ngọt ở khu vực ĐBSCLcòn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi hệ thống đậpthủy điện ở hệ thống sông Mê Kông, đặc biệt làtình trạng thiếu hụt dòng chảy nghiêm trọng xảyra vào mùa khô. Điển hình là đợt hạn hán và xâmnhập mặn nghiêm trọng từ cuối năm 2015 đếnđầu năm 2016 ở khu vực ĐBSCL do tác độngcủa hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài nhấtlịch sử quan trắc [7]. Theo đánh giá của Ban Liênchính phủ về biến đổi khí hậu [11, ĐBSCL làmột trong ba vùng châu thổ được xếp trongnhóm cực kỳ nguy cấp do tác động của nướcbiển dâng vì biến đổi khí hậu; bên cạnh các châuthổ sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh)và sông Nile (Ai Cập) [11].Đối với khu vực ĐBSCL, hạn hán thường xảyra vào các tháng mùa khô (tháng 11 năm trướcđến tháng 4 năm sau). Nguyên nhân chính dẫnđến tình trạng hạn hán ở khu vực này là do sựthiếu hụt lượng mưa và dòng chảy, đặc biệt hạnhán trở nên rất khắc nghiệt trong những năm xuấthiện hiện tượng El Nino. Vấn đề BĐKH và khôhạn, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL đã đượcđề cập đến trong một số nghiên cứu từ nhữngnăm 90 của thế kỷ 20 [4]. Một số nghiên cứu vềđiều kiện khô hạn thông qua chỉ số SPI đã đượcthực hiện ở khu vực ĐBSCL [2, 3, 5, 6, 8]. Cácnghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá điềukiện khô hạn và xây dựng công nghệ dự báo.Gần đây, nguy cơ tác động của biến đổi khí hậuđến điều kiện khô hạn ở khu vực ĐBSCL cũngđược đề cập [9, 10, 12]. Tuy nhiên, chỉ có nghiênViện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổikhí hậuEmail: maikhiem77@gmail.com1TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 06 - 20171BÀI BÁO KHOA HỌCcứu của Katzfey và nnk (2014) [12] là đưa rađược các đánh giá khá cụ thể về nguy cơ hạn hántrong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu.Thực tế, việc ứng dụng chỉ số SPI để xác địnhđiều kiện khô hạn và dự tính biến đổi trongtương lai theo các kịch bản đã được nhiều tác giảquan tâm [12, 13, 14, 15, 17, 18]. Theo các tácgiả, trong nghiên cứu về điều kiện khô hạn, SPIphản ảnh sự thiếu hụt nước mưa so với phân bốchuẩn. Sự thiếu hụt nước mưa trong thời giankhoảng 1 tháng được coi là điều kiện khô hạnkhí tượng, và được tính toán qua chỉ số SPI ởquy mô 1 tháng. Đối với điều kiện khô hạn nôngnghiệp, các tác giả cho rằng có thể sử dụng chỉsố SPI ở quy mô từ 3 - 9 tháng. Ở quy mô dàihơn, từ 12 đến 48 tháng, chỉ số SPI có thể đạidiện cho điều kiện khô hạn thủy văn. Tuy nhiên,ngưỡng chỉ số SPI được cho là xảy ra khô hạntùy thuộc vào điều kiện khí hậu của khu vực xácđịnh [5, 6].Xuất phát từ ý tưởng đó, nghiên cứu thực hiệncác đánh giá kết quả dự tính biến đổi đối với điềukiện khô hạn ở các quy mô 1, 6 và 12 tháng theochỉ số chuẩn hóa giáng thủy (SPI). Các kết quảnghiên cứu nhằm góp phần cung cấp thông tinmới và quan trọng về biến đổi khí hậu phục vụđánh giá tác động, tổn thương do BĐKH ở vùngĐBSCL.2. Số liệu và phương pháp2.1. Số liệuTrong nghiên cứu này, các loại số liệu sauđược sử dụng:(1) Số liệu quan trắc tại trạm: Số liệu quantrắc lượng mưa thời kỳ 1961 - 2014 tại 10 trạmở khu vực ĐBSCL. Đây là bộ số liệu đã đượchiệu chỉnh và bổ kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: