Danh mục

Nghiên cứu định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa polystyren bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GCMS)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.55 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa polystyren bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GCMS) nghiên cứu quy trình định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm PS bằng phương pháp GCMS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa polystyren bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GCMS) NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI TOLUEN, ISOPROPYLBENZEN, n-PROPYLBENZEN TRONG BAO BÌ THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NHỰA POLYSTYREN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ (GCMS) VÕ THỊ YẾN MY - ĐẶNG VĂN KHÁNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Quy trình xác định toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm Polystyren (PS) đã được xây dựng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GCMS). Mẫu được hòa tan bằng dung môi tetrahydrofuran, lọc qua màng lọc 0,45µm Cellulose và tiêm vào máy GCMS. Phương pháp đạt được độ lặp lại tốt (RSD lần lượt là 1,8%; 2,1%; 1,7% đối với toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, n=6), giới hạn phát hiện thấp (toluen 3,1ppb; isopropylbenzen 2,2ppb; n-propylbenzen 2,9 ppb), độ đúng tốt (độ thu hồi Rev khoảng 101,0% - 104,0%) và khoảng tuyến tính rộng từ 0,1- 1mg/L (R2 = 0,9995). Phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng để định lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong 15 mẫu bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa polystyren. Từ khóa: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, GCMS, polystyren. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi thứ đều được thiết kế sao cho tiện dụng và hiệu quả. Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn được đóng hộp, bảo quản trong các bao bì bằng những chất liệu như nhựa polivinylclorua (PVC), nhựa polietilen (PE), nhựa polistyren (PS)… Những loại bao bì trên nếu không được quản lý chất lượng một cách nghiêm ngặt có thể nhiễm một số chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điển hình là các thành phần có trọng lượng phân tử thấp như: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen được thôi nhiễm từ bao bì chứa đựng thực phẩm được sản xuất từ nhựa polisytren (PS) [4]. Những hợp chất này có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn một cách dễ dàng khi sử dụng ở nhiệt độ cao và có thể được hấp thụ vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, gây chóng mặt, đau đầu, ngộ độc, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, còn có thể là tác nhân gây ung thư da, ung thư gan… [4], [5], [6], [7]. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu quy trình định lượng đồng thời toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm PS bằng phương pháp GCMS. Phương pháp này cho kết quả khá tin cậy, độ nhạy cao và độ thu hồi tốt, có thể áp dụng để xác định hàm lượng toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen trong bao bì thực phẩm được sản xuất từ nhựa PS. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết bị, hóa chất 2.1.1. Thiết bị - Thiết bị sắc ký khí GCM - QP 2010 Plus của hãng Shimadzu, Nhật Bản. - Cân phân tích Mettler AUX 220- Shimadzu, Nhật Bản có độ chính xác 10-4g. - Cột tách sắc kí: cột mao quản DB-5MS: chiều dài 30m; đường kính trong 0,25mm; thành phần pha tĩnh: (5%-phenyl)-metyl polysiloxan với bề dày 0,25µm. 266 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 2.1.2. Hóa chất - Chất chuẩn gồm: toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen của hãng Merck. - Các dung môi tinh khiết của hãng Merck dùng cho phân tích như: tetrahydrofuran, n-hexan... - Chất nội chuẩn: 1,4-dietylbenzen. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu trên các mẫu hộp xốp, dĩa nhựa được mua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu Mẫu được lấy gồm dĩa nhựa và hộp xốp. Mỗi mẫu được lấy ở 5 cơ sở khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và bảo quản theo quy định. Các mẫu được ký hiệu Mi, trong đó: i = 1÷5 đối với dĩa nhựa mua ở chợ, I = 6÷10 đối với dĩa nhựa mua ở siêu thị, I = 11÷15 đối với hộp xốp mua ở chợ Đông Ba. 2.3.2. Chuẩn bị mẫu chuẩn và thử [1] - Mẫu chuẩn: Cân chính xác 0,10g mỗi chất chuẩn tinh khiết (99,9%) toluen, isopropylbenzen, n-propylbenzen, định mức thành 100ml bằng tetra hydrofuranđược nồng độ chuẩn 1.000mg/l. - Hút lần lượt 0,01; 0,02; 0,04; 0,08; 0,10mL dung dịch chuẩn 1.000mg/l cho vào bình định mức 100ml, thêm 1ml dung dịch nội chuẩn 1,4-dietylbenzen 1.000mg/l, định mức bằng dung môi tetra hydrofuran được các nồng độ chuẩn tương ứng là 0,1; 0,2; 0,4; 0,8; 1,0mg/l. - Mẫu thử: Cân chính xác 0,05g mẫu vào bình định mức 10ml. Hòa tan mẫu bằng tetrahydrofuran, thêm 0,1ml nội chuẩn 1,4-dietylbenzen nồng độ 10mg/l, định mức bằng tetrahydrofuranđến 10ml. Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45µm. Cho vào lọ nhỏ và tiêm vào máy GCMS. 2.3.3. Điều kiện phân tích [2] - Cột tách: DB-5MS:(5%-phenyl)-metyl polysiloxan với bề dày 0,25µm. - Khí mang Heli tinh khiết 99,99999%. - Tốc độ dòng 1,4ml/phút. - Kỹ thuật bơm: Splitless, mẫu được bơm tự động với thể tích 1µl. - Nhiệt độ MS interface: 250oC. - Nhiệt độ injector: 160oC. - Chương trình nhiệt độ: Nhiệt độ đầu 37oC (giữ đẳng nhiệt trong 3 phút), tăng 5oC phút đến 50oC, tăng 15oC phút đến 250oC (giữ đẳng nhiệt trong 5 phút). 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu Sau khi phân tích chất chuẩn và chất nội chuẩn ở chế độ Scan (Full scan- quét toàn dải) chọn ra được một số mảnh phổ có tính chất đặc trưng, mảnh phổ có cường độ tín hiệu mạnh, các mảnh này dùng để phân tích ở chế độ SIM (Selected Ion Monitoring) nhằm tăng độ nhạy của phép phân tích. 267 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Từ kết quả phân tích Scan, đã xác định được thời gian lưu và các mảnh phổ cần phân tích, các mảnh phổ được chỉ ra trong bảng 1 (tR là thời gian lưu của chất phân ...

Tài liệu được xem nhiều: