Danh mục

Nghiên cứu đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số giải pháp phù hợp để đưa truyện viết cho thiếu nhi về đề tài lịch sử vào nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông164 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGHIÊN CỨU ĐƯA TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI VÀO NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Hải Toàn Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt: Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của văn học trong việc tác động, thay đổi nhận thức của học sinh; mô tả khái quát thực trạng hiểu biết lịch sử và văn hóa đọc của thiếu nhi; tìm hiểu, phân tích, thông kê các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử trong trường phổ thông... hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp phù hợp để đưa truyện viết cho thiếu nhi về đề tài lịch sử vào nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông. Từ khóa: Truyện lịch sử, thiếu nhi, trường phổ thông. Nhận bài ngày 07.11.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.12.2017 Liên hệ tác giả: Trần Hải Toàn; Email: thtoan@moet.edu.vn1. MỞ ĐẦU Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi là một trong những nguồn cảm hứng lớn, nội dungquan trọng của mảng văn học thiếu nhi Việt Nam. Chất liệu của các tác phẩm này được lấytừ hai nguồn chính là tiểu thuyết và chính sử, được viết chủ yếu dưới hình thức tự sự, phảnánh các sự kiện và nhân vật lịch sử. Đặc điểm nổi bật của thể loại truyện lịch sử viết chothiếu nhi là sự kết hợp giữa hiện thực và hư cấu. Điều này yêu cầu các nhà văn vừa phảitrung thành với sự thật lịch sử, vừa phải sáng tạo trong cách viết, cách bố cục, xây dựng hệthống nhân vật... sao cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của các em, nhằm thu hút đượcsự thích thú, say mê tiếp nhận từ các em. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của truyện lịch sử viết cho thiếu nhi, từ thực tế học mônLịch sử trong nhà trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy việc đưa một số truyện lịch sử cógiá trị vào chương trình học phổ thông là một trong những việc làm thiết thực, góp phầnkhắc phục được phần nào thực trạng chán học và thiếu hiểu biết về lịch sử nước nhà củacác em hiện nay.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 21/2018 1652. NỘI DUNG2.1. Truyện lịch sử “cái cầu”1 đưa thiếu nhi đến với lịch sử Song hành cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam,truyện lịch sử viết cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từsau 1945 đến nay. Có thể kể tên rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội dung và hìnhthức nghệ thuật được trẻ em một thời đón nhận như: Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyệnQuang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên; Trăngnước Chương Dương, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch của Hà Ân; Nhà Chử,Đảo hoang, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Tiếng trống Mê Linh của An Cương; NhụyKiều tướng quân của Yến Hồng, Hoài Ban; Người lão bộc của vua Quang Trung củaAn Cương v.v... Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/2012, Nhà xuất bản Kim Đồng một lầnnữa lại khơi dậy và kích thích sự hứng thú của thiếu nhi qua việc tái bản 9 tác phẩmtiêu biểu: Đảo hoang, Nhà Chử; Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; Bên bờ Thiên Mạc,Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữvàng của Nguyễn Huy Tưởng; Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền; Sừng rượuthề của Nghiêm Đa Văn. Đó thực sự là những tác phẩm nổi bật, có giá trị trong hệthống các sáng tác về đề tài lịch sử cho thiếu nhi. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi giúp các em nhận thức, khám phá lịch sử thông quacác hình tượng nghệ thuật là các nhân vật lịch sử. Đây là con đường tư duy độc đáo, sángtạo mang lại hứng thú cho người tiếp nhận. Mỗi một bộ môn có những đặc điểm, vai tròriêng, nhưng với cách xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo, cách kể, cách sử dụngngôn ngữ..., không thể phủ nhận, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi ít nhiều giúp các emhiểu, nắm bắt các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, hào hứng hơn là những sựkiện, chi tiết, dấu tích, ngày tháng... phải ghi nhớ khô khan của bộ môn Lịch sử. Nhìn lại những tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi, có thể thấy những sự kiện lịch sửtừ thời kì đầu dựng nước, qua các triều đại phong kiến đến thời kì kháng chiến chống thựcdân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều được phản ánh khá đầy đủ trongcác sáng tác viết cho thiếu nhi. Bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thầncủa nhà văn Tô Hoài đưa các em quay trở về thời kì khai hoang, mở mang bờ cõi của chaông với các kì tích trong việc chinh phục tự nhiên, với các phong tục tập quán có từ lâu đờitrong truyền thống dân tộc, với những con người dũng cảm, tài trí... Chuyện nỏ thần phản1 Từ dùng của Hà Ân trong bài viết “Mấy ý kiến về truyện lịch sử cho các em”, in trong Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Kim Đồng (tập 2), 2001, tr.82.166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIánh cuộc chiến đấu chống quân Triệu xâm lược, là bài học về việc dùng người và giữnước. Sừng rượu thề của Nghiêm Đa Văn khắc họa cuộc chống Tống bình Xiêm, mở mangbờ cõi về phía Nam khi triều đình nhà Lý bắt đầu dựng nghiệp, xây dựng một đất nướchùng mạnh. Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương củaHà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng lấy bối cảnh triều đại nhàTrần - triều đại phong kiến ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc,làm sống lại không khí sục sôi qua các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Kểchuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Người lão bộc của vua Quang Trung củaAn Cương... khắc hoạ hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá quân Thanh.Nghĩa quân sông Đà; Nghĩa quân Đồng Tháp của Mai Hanh; Đốc Cọp của Mộng Lực;Nguyễn Trung Trực của Hà Ân; Đuốc lá dừa của Hoài Anh... góp phần tô đậm thêm truyềnthống anh hùng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Không chỉ là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: