Danh mục

Nghiên cứu hòa nhập xã hội của người thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.40 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đi vào phân tích tổng lược các xu hướng nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn từ cách tiếp cận hòa nhập xã hội trên thế giới và Việt Nam, để qua đó chỉ ra những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, cũng như trong bối cảnh xây dựng các mô hình an sinh xã hội và dịch vụ xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hòa nhập xã hội của người thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/309673455 Nghiên cứu về hoà nhập xã hội của nhóm thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học Article · September 2016 CITATIONS READS 0 348 2 authors, including: Kham Tran Vietnam National University, Hanoi 42 PUBLICATIONS   26 CITATIONS    SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Understanding Daily Life in Vietnam View project All content following this page was uploaded by Kham Tran on 04 November 2016. The user has requested enhancement of the downloaded file. Nghiên cứu hòa nhập xã hội của người thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học Phạm văn Quyết, Trường ĐHKHXHNV Trần Văn Kham, Trường ĐHKHXHNV Tóm tắt: Hòa nhập xã hội đang là một xu hướng khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các bối cảnh quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh phúc lợi, an sinh xã hội, cũng như tăng cường thêm các mô hình dịch vụ xã hội thường nhật. Từ thực tiễn như vậy, nghiên cứu về hòa nhập xã hội cũng được quan tâm trong các nghiên cứu xã hội ở các quốc gia phương Tây như Úc, Canada, Anh, Mỹ, Pháp… dựa trên các quan điểm của lý thuyết cấu trúc chức năng, hệ thống hay phát triển xã hội, đến các vấn đề thực tiễn hướng đến các mô hình trợ giúp từ góc độ luật học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội… Bài viết này đi vào phân tích tổng lược các xu hướng nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn từ cách tiếp cận hòa nhập xã hội trên thế giới và Việt Nam, để qua đó chỉ ra những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu về các nhóm thiệt thòi, dễ bị tổn thương ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, cũng như trong bối cảnh xây dựng các mô hình an sinh xã hội và dịch vụ xã hội. Từ khóa: Hòa nhập xã hội, Thiệt thòi, Cấu trúc chức năng, Hệ thống xã hội 1. Dẫn nhập Vấn đề hoà nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi là một trong những chủ đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nghiên cứu về nhóm xã hội này, mà còn giúp hướng đến thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá, hợp tác và việc phân phối lại các nguồn lực kinh tế xã hội giữa các cá nhân, các nhóm để ngăn chặn sự gia tăng của bất bình đẳng và phân hóa giữa các nhóm xã hội, các dân tộc và các khu vực trên cơ sở sự giàu có của xã hội. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả quốc tế và của Việt Nam về chủ đề này. Họ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hòa nhập xã hội, cũng như đã xem xét, phân tích nhiều chiều cạnh khác nhau liên quan đến hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi. Vì thế việc hệ thống hóa các quan điểm khác nhau về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm thiệt thòi là sự cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ giúp làm rõ vấn đề đã được phân tích, khái quát, được giải quyết ở mức độ nào với những chiều cạnh nào, mà còn là cơ sở, những gợi ý giúp các nghiên cứu tiếp theo nên đi sâu vào chiều cạnh nào, nên vận dụng quan điểm, cách thức nào cho phân tích, nghiên cứu một trường hợp cụ thể của thực tế xã hội có liên quan. Trong rất nhiều chiều cạnh khác nhau của vấn đề hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi mà các tác giả đi trước đã nêu ra, bài viết tập trung đi sâu vào hai chiều cạnh chủ yếu là nghiên cứu các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm người thiệt thòi qua tổng quan các công trình cả ở quốc tế và ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội Theo mục tiêu và nội dung khái niệm hòa nhập xã hội (Social inclusion) và hội nhâp xã hội (Social intergration) trong nhiều trường hợp được sử dụng với sự phân biệt không đáng kể hoặc không rõ ràng. Cook S. (1994) cho rằng hòa nhập, hội nhập và sự cố kết (cohesion) được sử dụng có thể thay thế cho nhau, nhưng cũng có thể sử dụng với sự khác nhau được nhấn mạnh trong những trường hợp cụ thể. Ngay trong nghiên cứu của UNRISD (1994) đã cho rằng hội nhập xã hội “với một số người nó là mục tiêu của sự hòa nhập, nghĩa là quyền và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người… Còn với những người khác, nó đơn giản chỉ là cách để mô tả các khuôn mẫu đã được thiết lập về mối quan hệ của con người trong một xã hội nhất định”. Quỹ Laidlaw, Canada cho rằng hội nhập xã hội là một trong chùm các thuật ngữ xã hội được sử dụng tất rộng rãi trong phát triển chính sách hiện nay ám chỉ nội dung hướng đến thúc đẩy xã hội bền vững, an toàn, công bằng, tôn trọng sự đa dạng, bình đẳng, tạo dựng cơ hội cho mọi người…. Một số thuật ngữ khác cũng được đề cập đến nhằm thúc đẩy những mục tiêu đó như hoà nhập xã hội, cố kết xã hội và vốn xã hội. Tất cả trở thành một chùm các vấn đề tạo nên nhiều tranh luận về ý nghĩa và khả năng ứng dụng chúng (Laidlaw Foundation, 2002). Theo đó hội nhập xã hội, sự hòa nhập của cá nhân/ nhóm vào xã hội đã được các nhà xã hội học quan tâm từ rất sớm. Nó là sự thể hiện đầy đủ nhất, bản chất n ...

Tài liệu được xem nhiều: