Danh mục

Nghiên cứu hoạt tính chống ung thư của cây nhân trần tía (Adenosma bracteosum bonati)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 532.01 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả phân tích GC/MS cho thấy cao chiết cồn nhân trần tía có chứa các chất có tiềm năng chống ung thư như β-bisabolene, cavacrol, phytol, humulene và acid linoleic. Thử nghiệm hoạt tính của cao chiết trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF-7 được tiến hành theo phương pháp gây độc trên tế bào cho giá trị IC50 lần lượt là 39,67 ± 0,47 µg/mL và 41,07 ± 3,15 µg/mL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hoạt tính chống ung thư của cây nhân trần tía (Adenosma bracteosum bonati) NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CÂY NHÂN TRẦN TÍA (ADENOSMA BRACTEOSUM BONATI) Mã Phú Cường, Ngô Ngọc Phương Ngoan, Thái Thị Diễm Uyên, Nguyễn Thị Hồng Tâm* Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc HồngTÓM TẮTKết quả phân tích GC/MS cho thấy cao chiết cồn nhân trần tía có chứa các chất có tiềmnăng chống ung thư như β-bisabolene, cavacrol, phytol, humulene và acid linoleic. Thửnghiệm hoạt tính của cao chiết trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vúMCF-7 được tiến hành theo phương pháp gây độc trên tế bào cho giá trị IC50 lần lượt là39,67 ± 0,47 µg/mL và 41,07 ± 3,15 µg/mL. Khi so sánh hoạt tính của cao chiết trên hai dòngtế bào MCF-7 và Hela với thuốc chống ung thư là doxorubicin nhận thấy dòng tế bào Helanhạy cảm hơn và chỉ kém hơn doxorubicin 2,92 lần.Từ khóa: cao chiết, Hela, GC/MS, MCF-7, nhân trần tía.1 MỞ ĐẦUỞ Việt Nam, cây nhân trần tía cùng một số loài khác thuộc chi Adenosma đã được sử dụngtrong việc phòng và điều trị viêm gan. Các nghiên cứu về nhân trần tía chủ yếu xoay quanhvề giá trị dược liệu. Rất ít nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinhhọc của cây (Bộ y tế 2017). Nhân trần tía trước đó được báo cáo hiệu quả ức chế tế bàoung thư của các phân đoạn cao chiết trên hai dòng tế bào NCI-H460, HepG2 vì khả nănggây độc trên tế bào cao mà không ảnh hưởng đến tế bào tự nhiên và tiềm năng trong hỗ trợđiều trị tiểu đường (Nguyen et al. 2020b, a). Mục tiêu của đề tài là phân tích một số thànhphần hóa học của cao chiết dựa trên phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS và hoạttính gây độc trên hai dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela và ung thư vú MCF-7.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1 Nguyên liệuCây nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati) được thu hái trên núi thuộc tỉnh TâyNinh vào tháng 11. Mẫu cây được định danh bởi PGS.TS. Trần Hợp, Trường Đại họcKhoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cây được thu hoạch sángsớm, được bảo quản trong bịch xốp, để ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và được gói kỹbảo quản cẩn thận.5002.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Phương pháp thu nhận cao chiết từ nhân trần tíaMẫu cây nhân trần tía khô được loại bỏ cỏ rác sẽ được xay nhuyễn thành bột. Bột nguyênliệu được ngâm kiệt với ethanol 80%. Quá trình chiết lỏng – rắn diễn trong khoảng 24 – 48giờ ở nhiệt độ phòng và được ngâm nhiều lần. Tiến hành lọc thô để loại bỏ cặn bã trongnguyên liệu và thu dịch. Dịch chiết sau khi lọc được đem đi cô quay, dung môi sau khi côquay sẽ được thu hồi và tái sử dụng. Sau khi cô quay thu được dịch cao lỏng, tiến hành côđặc duy trì nhiệt độ của dịch ở 60oC.2.2.2 Phương pháp phân tích thành phần hóa học- Định tính các thành phần hóa học trong cây nhân trần tía được áp dụng phương pháp của bộ môn Dược liệu – Khoa Dược – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (cải tiến từ phương pháp của trường đại học Dược khoa Rumani, 2006)- Thành phần acid béo trong cao cồn được xác định bằng phương pháp GC−MS tại viện Công nghệ Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh.2.2.3 Phương pháp gây độc trên dòng tế bào ung hưCách tiến hànhNghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Monks (1991) (Monks et al. 1991). Dòngtế bào ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư vú (MCF-7) do ATCC (Hoa Kỳ) cung cấp, đượcnuôi cấy trong môi trường E’MEM có bổ sung L-glutamine (2 mM), HEPES (20 mM),amphotericin B (0,025 μg/mL), penicillin G (100 UI/mL), streptomycin (100 μg/mL), 10% (v/v)huyết thanh bào thai bò FBS và ủ ở 37oC, 5% CO2. Quy trình khảo sát hoạt tính gây độcbằng phương pháp SRB. Tế bào đơn được cấy trên những đĩa nuôi cấy 96 giếng với mật độlà 104 tế bào/giếng đối với dòng tế bào MCF-7, 105 tế bào/giếng đối với dòng HeLa. Sau 24giờ nuôi cấy, quần thể tế bào được ủ với chất khảo sát ở các nồng độ trong 48 giờ. Sau đó,protein tổng từ tế bào thử nghiệm được cố định bằng dung dịch Trichloroacetic acid (Sigma)50% lạnh và nhuộm với dung dịch Sulforhodamine B 0,2% (Sigma). Kết quả được đọc bằngmáy ELISA reader ở hai bước sóng 492 nm và 620 nm. Các thí nghiệm được lặp lại ba lầnvà kết quả được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. I% = (1- ) x 100%Xử lý kết quảPhần trăm tế bào ung thư bị ức chế khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua côngthức sau: ( ) ( ) I% = 100% - ( ) ( )I%: % tế bào bị ức chế.IC50 được xác định như sau:Vẽ đồ thị biểu diễn tỷ lệ gây độc tế bào theo nồng độ khảo sát của chất cần thử nghiệm bằngphầm mềm Excel. Từ đồ thị, nội suy ra giá trị nồng độ cho tỷ lệ gây chết tế bào 50%. 5012.2.4 Phương pháp xử lý số liệuSử dụng phần mềm Excel 2010 để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. Sử dụng phần mềm SAS 9.4xử lý kết quả thống kê.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Kết quả phân tích thành phần hóa họcKết quả định tính các thành phần hóa học trong cây nhân trần tía. Bảng 1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học STT Nhóm hợp chất Thuốc thử và cách thực hiện Kết quả 1 Carotenoid Phản ứng Carr-Price ± 2 Tinh dầu Có mùi thơm, bốc hơi tới cặn + 3 Triterpenoid Phản ứng Liebermann Burchard + 4 Steroid Salkowski + 5 Alkaloid ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: