Nghiên cứu kết quả cho ăn sớm sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 546.05 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang; Đánh giá hiệu quả nuôi ăn sớm sau phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kết quả cho ăn sớm sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CHO ĂN SỚM SAU MỔ TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Trần Phước Hồng, Nguyễn Thanh Long Lê Thúy Oanh, Nguyễn Tiến Trung I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồi phục sớm sau phẫu thuật (HPSSPT) là một chương trình chăm sóc bệnh nhân toàn diện gồm nhiều giai đoạn, bắt đầu từ trước mổ cho đến sau khi bệnh nhân ra viện; nhằm giảm thiểu các sang chấn trước, trong và sau mổ, nhờ đó thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh nhân và giảm thời gian nằm viện. Nhịn ăn sau phẫu thuật làm tăng tình trạng dị hóa protein, glucose và lipid; cùng với khoảng thời gian dài nhịn ăn trước phẫu thuật càng làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Chương trình HPSSPT gần như trở thành phương pháp thực hành tiêu chuẩn tại nhiều nước trên thế giới và được thực hiện trong hầu hết các phẫu thuật ngoại khoa trong đó có PTNS điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang chưa có nghiên cứu dinh dưỡng cho ăn sớm đối với bệnh nhân phẫu thuật nội soi ( PTNS) điều trị viêm phúc mạc ruột thừa, do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tổng quát là: đánh giá kết quả cho ăn sớm sau mổ trên bệnh phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Hai mục tiêu chuyên biệt - Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. - Đánh giá hiệu quả nuôi ăn sớm sau phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được PTNS tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được điều trị bằng phương pháp PTNS. - Bệnh nhân đồng ý hợp tác, tham gia nghiên cứu. - Phân loại ASA I, II,III. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa điều trị theo phương pháp mổ mở. - Bệnh nhân bé nhỏ hơn 24 tháng tuổi. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 80 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Khoa ngoại tổng quát bệnh viện ĐKKV tỉhnh AG. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, có nhóm chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu. - Nhóm I: nuôi ăn sớm ( nhóm nghiên cứu ) 30 trường hợp, bệnh nhân được nuôi ăn qua đường miệng sau mổ 6 giờ, - Nhóm II: nuôi ăn truyền thống ( nhóm chứng ) 30 trường hợp, bệnh nhân được cho ăn bằng đường miệng sau khi có trung tiện hoặc đi tiêu. 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Đặc điểm chung bệnh nhân. - Đặc điểm phẫu thuật - Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm: Albumine, Protein, CRP trước và sau mổ, tai biến, biến chứng. 2.2.4. Phương pháp tiến hành: 2.2.4.1. Nội dung nghiên cứu: Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập vào một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. 2.2.4.2. Thu thập số liệu về tình trạng bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa 2.2.4.3. Thu thập số liệu cận lâm sàng và lâm sàng trước mổ 2.2.4.4. Quy trình kỹ thuật (1) Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: Bệnh nhân được tuyển chọn theo tiêu chuẩn đưa vào và tiêu chuẩn loại ra. Điều chỉnh và ổn định các rối loạn nội khoa. Tư vấn trước mổ: phương pháp mổ dự kiến, chế độ điều trị, các vấn đề có thể sẽ gặp sau mổ, nguy cơ và lợi ích khi tham gia nghiên cứu. Giải thích rõ bệnh nhân có thể được nuôi ăn sớm hoặc nuôi ăn truyền thống, tùy theo hướng dẫn của phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê Tất cả bệnh nhân đều được chuẩn bị cho xét nghiệm tiền phẫu trước phẫu thuật. (2) Trong phẫu thuật Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. (3) Sau phẫu thuật Bệnh nhân sẽ được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm: Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 81 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Bệnh nhân mổ ngày chẳn sẽ được chọn vào nhóm I (nuôi ăn sớm) và được tư vấn vào nằm cách biệt ở 1 khu vực riêng. - Bệnh nhân mổ ngày lẻ sẽ được chọn vào nhóm II (nuôi ăn truyền thống- nhóm chứng). Chế độ dinh dưỡng sau mổ: Nhóm I: sau mổ 6 giờ bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sinh sẽ được cho uống sữa hoặc nước đường, đồng thời nhai kẹo cao su 3 – 5 lần trong ngày đầu sau mổ, mỗi lần 5 – 10 phút. 6 giờ sau đó bệnh nhân được cho ăn cháo loãng và tăng d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu kết quả cho ăn sớm sau mổ trên bệnh nhân phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CHO ĂN SỚM SAU MỔ TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Trần Phước Hồng, Nguyễn Thanh Long Lê Thúy Oanh, Nguyễn Tiến Trung I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồi phục sớm sau phẫu thuật (HPSSPT) là một chương trình chăm sóc bệnh nhân toàn diện gồm nhiều giai đoạn, bắt đầu từ trước mổ cho đến sau khi bệnh nhân ra viện; nhằm giảm thiểu các sang chấn trước, trong và sau mổ, nhờ đó thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh nhân và giảm thời gian nằm viện. Nhịn ăn sau phẫu thuật làm tăng tình trạng dị hóa protein, glucose và lipid; cùng với khoảng thời gian dài nhịn ăn trước phẫu thuật càng làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Chương trình HPSSPT gần như trở thành phương pháp thực hành tiêu chuẩn tại nhiều nước trên thế giới và được thực hiện trong hầu hết các phẫu thuật ngoại khoa trong đó có PTNS điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang chưa có nghiên cứu dinh dưỡng cho ăn sớm đối với bệnh nhân phẫu thuật nội soi ( PTNS) điều trị viêm phúc mạc ruột thừa, do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu tổng quát là: đánh giá kết quả cho ăn sớm sau mổ trên bệnh phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Hai mục tiêu chuyên biệt - Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. - Đánh giá hiệu quả nuôi ăn sớm sau phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được PTNS tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được điều trị bằng phương pháp PTNS. - Bệnh nhân đồng ý hợp tác, tham gia nghiên cứu. - Phân loại ASA I, II,III. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa điều trị theo phương pháp mổ mở. - Bệnh nhân bé nhỏ hơn 24 tháng tuổi. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 80 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 2.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Khoa ngoại tổng quát bệnh viện ĐKKV tỉhnh AG. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, có nhóm chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu. - Nhóm I: nuôi ăn sớm ( nhóm nghiên cứu ) 30 trường hợp, bệnh nhân được nuôi ăn qua đường miệng sau mổ 6 giờ, - Nhóm II: nuôi ăn truyền thống ( nhóm chứng ) 30 trường hợp, bệnh nhân được cho ăn bằng đường miệng sau khi có trung tiện hoặc đi tiêu. 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Đặc điểm chung bệnh nhân. - Đặc điểm phẫu thuật - Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm: Albumine, Protein, CRP trước và sau mổ, tai biến, biến chứng. 2.2.4. Phương pháp tiến hành: 2.2.4.1. Nội dung nghiên cứu: Tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu được thu thập vào một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. 2.2.4.2. Thu thập số liệu về tình trạng bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa 2.2.4.3. Thu thập số liệu cận lâm sàng và lâm sàng trước mổ 2.2.4.4. Quy trình kỹ thuật (1) Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: Bệnh nhân được tuyển chọn theo tiêu chuẩn đưa vào và tiêu chuẩn loại ra. Điều chỉnh và ổn định các rối loạn nội khoa. Tư vấn trước mổ: phương pháp mổ dự kiến, chế độ điều trị, các vấn đề có thể sẽ gặp sau mổ, nguy cơ và lợi ích khi tham gia nghiên cứu. Giải thích rõ bệnh nhân có thể được nuôi ăn sớm hoặc nuôi ăn truyền thống, tùy theo hướng dẫn của phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê Tất cả bệnh nhân đều được chuẩn bị cho xét nghiệm tiền phẫu trước phẫu thuật. (2) Trong phẫu thuật Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. (3) Sau phẫu thuật Bệnh nhân sẽ được chọn ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm: Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 81 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Bệnh nhân mổ ngày chẳn sẽ được chọn vào nhóm I (nuôi ăn sớm) và được tư vấn vào nằm cách biệt ở 1 khu vực riêng. - Bệnh nhân mổ ngày lẻ sẽ được chọn vào nhóm II (nuôi ăn truyền thống- nhóm chứng). Chế độ dinh dưỡng sau mổ: Nhóm I: sau mổ 6 giờ bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sinh sẽ được cho uống sữa hoặc nước đường, đồng thời nhai kẹo cao su 3 – 5 lần trong ngày đầu sau mổ, mỗi lần 5 – 10 phút. 6 giờ sau đó bệnh nhân được cho ăn cháo loãng và tăng d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hồi phục sớm sau phẫu thuật Viêm phúc mạc ruột thừa Dị hóa protein Phẫu thuật ống tiêu hóa Viêm ruột thừaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kết quả ứng dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa
6 trang 51 0 0 -
8 trang 43 0 0
-
Báo cáo ca bệnh: Viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ đẻ non
4 trang 29 0 0 -
5 trang 23 0 0
-
Bài giảng Viêm ruột thừa trẻ em - ThS. BS. Tạ Huy Cần
12 trang 22 0 0 -
Kết hợp siêu âm và bảng điểm Alvarado trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở người lớn
5 trang 20 0 0 -
Tăng áp lực khoang bụng trong phẫu thuật ống tiêu hóa
6 trang 19 0 0 -
287 trang 19 0 0
-
Vì sao nên cho bé chung giường
6 trang 19 0 0 -
5 trang 18 0 0