Danh mục

Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết từ vỏ lựu (Punica granatum)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết từ vỏ lựu (Punica granatum) được thực hiện để tìm hiểu khả năng ức chế hoạt động của enzyme α-amylase, α-glucosidase và kháng oxy hóa của vỏ lựu ở phòng thí nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết từ vỏ lựu (Punica granatum) NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA, ỨC CHẾ ENZYME α-AMYLASE VÀ α-GLUCOSIDASE CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ LỰU (PUNICA GRANATUM) Nguyễn Thị Ái Lan1, Nguyễn Phạm Tuấn2 1 Trường Đại học Trà Vinh 2 Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu khả năng ức chế hoạt động của enzymeα-amylase, α-glucosidase và kháng oxy hóa của vỏ lựu ở phòng thí nghiệm. Mẫu vỏ lựu được lytrích bằng phương pháp Soxhlet với các dung môi (nước, Ethanol 70 % và Methanol 70 %). Khảnăng ức chế enzyme α-amylase, enzyme α-glucosidase và kháng oxy hóa được xác định bằng việcđo quang phổ ở bước sóng 660 nm, 405 nm và 517 nm. Kết quả, độ ẩm đạt 69,04 % và hiệu suấtchiết của vỏ lựu đạt 10,27 - 13,27 %. Cao chiết vỏ lựu có sự hiện diện của các hợp chất Alkaloid,Terpenoids, Flavonoid, Steroid, Tanin và Phenol. Hàm lượng Phenolic, Flavonoid và Tannin tổngcủa cao chiết vỏ lựu đạt lần lượt 101,24 - 311,34 mg GE/g cao chiết; 67,99 - 90,54 mg Quercetin/gcao chiết và 76,67 - 124,92 mg Tannic acid/g cao chiết. Cao chiết vỏ lựu có khả năng kháng oxyhóa bằng phương pháp với giá trị IC50 lần lượt là 65,27 µg/mL (nước); 57,26 µg/mL (Ethanol) và49,17 µg/mL (Methanol). Cao chiết vỏ lựu có khả năng ức chế enzyme α-amylase với giá trị IC50lần lượt là 63,46 µg/mL (nước); 53,24 µg/mL (Ethanol) và 47,37 µg/mL (Methanol). Cao chiếtvỏ lựu có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 73,30 µg/mL (nước);68,36 µg/mL (Ethanol) và 60,37 µg/mL (Methanol). Từ khóa: α-amylase; α-glucosidase; Kháng oxy hóa; DPPH; Cây lựu. Abstract Antioxidant activity, α-amylase and α-glucosidase inhibiting activities of the extract of Punica granatum peel This study was to evaluate the inhibitory effects of extracts of Pomegranate peel on enzymeα-amylase and α-glucosidase, antioxidant at in vitro. The plant extraction was carried out bySoxhlet method with solvents (aqueous, Ethanol 70 % and Methanol 70 %). Inhibition activitiesof α-amylase, α-glucosidase and antioxidant were measured by spectrophotometer at 660 nm,405 nm and 517 nm wavelength. The results showed that the moisture content was 69.04 %and extraction efficiency of pomegranate peel ranged from 10.27 to 13.27 % Pomegranatepeel extract has the presence of bioactive compounds such as Alkaloids, Flavonoids, Saponins,Terpenoids, Steroids, Tannin and Phenol. The Phenolic and Flavonoid content of Pomegranatepeel per g of dry weight were 101.24 - 311.34 mg Gallic acid/g; 67.99 - 90.54 mg Quercetin/gand, 76.67 - 124.92 mg Tannic acid/g, respectively. Pomegranate peel extract has antioxidantability by DPPH method with IC50 value of 65.27 µg/mL (aqueous); 57.26 µg/mL (Ethanol)and 49.17 µg/mL (Methanol), respectively. Pomegranate peel extract has the ability to inhibitα-amylase with an IC50 values of 63.46 µg/mL (aqueous); 53.24 µg/mL (Ethanol) and 47.37 µg/mL (Methanol), respectively. Pomegranate peel extract has the ability to inhibit α-glucosidasewith an IC50 values of 73.30 µg/mL (aqueous); 68.36 µg/mL (Ethanol) and 60.37 µg/mL(Methanol), respectively. Keywords: α -amylase; α-glucosidase; Antioxidant; DPPH; Pomegranate peel.80 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Cây lựu (Punica granatum) được coi là một cây thuốc và cây ăn quả, được biết đến như mộttrong những loại trái cây quan trọng và được công nhận trên toàn cầu vì hương vị dễ chịu và lợi íchtuyệt vời cho sức khỏe do có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Trái lựu có thể được sử dụngnhư hoa quả ăn tươi, làm nước uống và các sản phẩm khác tùy theo nhu cầu của mỗi người. Lợi íchvề sức khỏe của quả lựu không chỉ giới hạn ở phần thịt quả, mà còn ở những phần không ăn được(chủ yếu là vỏ) do có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học hơn phần ăn được. Vỏ trái lựu chiếmgần 30 - 40 % khối lượng của quả lựu và vẫn là sản phẩm phụ sau khi chiết xuất nước ép. Theo Khanvà cs. [1], vỏ lựu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như Phenolic, Flavonoid, Tannin,… ứngdụng để điều trị các bệnh, như: thuốc chống viêm; đái tháo đường; chống dị ứng và kháng tiểu cầu. Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh do sự rối loạn chuyển hóa Carbohydrate khi hormone Insulincủa tuyến tụy bị thiếu hay suy giảm tác động trong cơ thể. ĐTĐ biểu hiện bằng lượng Glucosetrong máu cao hơn bình thường. Đối với người bệnh tiểu đường type ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: