Danh mục

Nghiên cứu khai thác flavonoid tổng số từ vỏ đậu xanh bằng phương pháp ngâm tĩnh có sự hỗ trợ của sóng siêu âm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 614.66 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của công suất siêu âm và thời gian xử lý siêu âm đến khả năng khai thác flavonoid từ vỏ đậu xanh. Qua đó tạo ra chế phẩm có hoạt tính sinh học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu khai thác flavonoid tổng số từ vỏ đậu xanh bằng phương pháp ngâm tĩnh có sự hỗ trợ của sóng siêu âm Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ thực phẩm NGHIÊN CỨU KHAI THÁC FLAVONOID TỔNG SỐ TỪ VỎ ĐẬU XANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM TĨNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA SÓNG SIÊU ÂM Nguyễn Thị Thùy Trang1,*, Ngô Thị Bích Quy1,*, Hoàng Thị Trúc Quỳnh1 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học công nghiệp thực phẩm Tp.HCM * Email: thuytrangnt0706@gmail.com, bichquy1504@gmail.com Ngày nhận bài: 15/06/2017; Chấp nhận đăng: 02/07/2017 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của công suất siêu âm và thời gian xử lý siêu âm đến khả năng khai thác flavonoid từ vỏ đậu xanh. Qua đó tạo ra chế phẩm có hoạt tính sinh học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm. Nhóm nghiên cứu lựa chọn được phương pháp trích ly ngâm tĩnh kết hợp siêu âm với các thông số: nhiệt độ trích ly 600C trong 1 giờ, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/30, thời gian siêu âm 15 phút, công suất 35% (262.5 W/g). Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp trích ly bằng ngâm tĩnh kết hợp siêu âm mang lại hiệu quả cao hơn ngâm tĩnh truyền thống trên cùng một dung môi chiết. Hiệu quả chiết bằng nước tốt hơn và an toàn, mang tính kinh tế hơn so với các dung môi methanol, ethanol và ethyl acetate. Hàm lượng flavonoid tổng số (TFC) cao nhất trên mẫu dịch chiết bằng phương pháp trích ly ngâm tĩnh kết hợp siêu âm là đạt 8.983 ± 0.363 mgQE/g, cao hơn gấp 1.481 lần so với phương pháp ngâm tĩnh ở 600C trong 1 giờ, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/30. Từ khóa: vỏ đậu xanh, flavonoid tổng số, trích ly, siêu âm, kháng oxi hóa, quercetin. 1. MỞ ĐẦU Đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vigna radiata (L). Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Flavonoids là một nhóm sắc tố thực vật có vai trò rất lớn trong việc tạo ra màu sắc của nhiều loại hoa quả. Màu sắc có một ý nghĩa quan trọng trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Thông qua việc trích ly nguồn flavonoid từ tự nhiên, con người có thể sử dụng để thay thế các loại màu tổng hợp (Albert Szent-Gyorgyi, 1936). Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy flavonoids rất hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa nhiều tình trạng bệnh lý của cơ thể, nó có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan (Đỗ Tất Lợi, 1995). Việc tìm ra phương pháp khai thác flavonoid hiệu suất cao và tạo chế phẩm mang hoạt tính sinh học là việc làm cần thiết. Đồng thời, việc đánh giá sơ bộ khả năng kháng oxi hóa của vỏ đậu xanh và chế phẩm khai thác từ nguyên liệu 75 Nguyễn Thị Thùy Trang, Ngô Thị Bích Quy, Hoàng Thị Trúc Quỳnh nàylà tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm thương mại chứaflavonoid trong công nghệ thực phẩm. Hiện nay, có nhiều phương pháp trích lyflavonoid từ nguyên liệu tự nhiên như trích ly bằng cách ngâm tĩnh, trích ly với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, vi sóng, trích ly với dung môi siêu tới hạn… (Keerthi Srinivas, Jeana Monrad, 2009). Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn phương pháp trích ly ngâm tĩnh kết hợp sự hỗ trợ của sóng siêu âm với mục đích nâng cao hiệu quả khai thác flavonoid từ nguyên liệu vỏ đậu xanh. Để hiệu suất thu hồi đạt cao nhất ở điều kiện xác định thì biện pháp tối ưu hóa được chọn lựa trong nghiên cứu này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hóa chất: chất chuẩn Quercetin, AlCl3.6H2O, ethanol, NaNO2, NaOH 1M, methanol và ethyl acetate. Nguyên liệu: Vỏ hạt đậu xanh là phế phẩm nông nghiệp được thu gom từ các cơ sở nhà máy chế biến đậu xanh. Nguyên liệu vỏ được sàng để loại tạp chất, sấy vỏ đậu đạt độ ẩm < 8% và bảo quản trong điều kiện kín. Nguyên liệu được nghiền mịn đến kích thước 0.5 - 1 mm để tăng hiệu quả trích ly. Tất cả mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong túi PE kín tránh hút ẩm để tiến hành các thí nghiệm phân tích (Chew et al., 2011; Jin Dai et al., 2010). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi, thời gian và nhiệt độ đến hàm lượng TFC bằng phương pháp ngâm tĩnh - Khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi trích ly đến TFC: Cân chính xác 2g bột mẫu vào bình tam giác thêm 40 ml dung môi (ethanol, nước, methyl, ethyl acetate). Tiến hành trích ly ở bể ổn nhiệt 600C trong 60 phút. Lọc lấy dịch trích ly, cô quay chân không ở nhiệt độ 400C cho đến khi dịch cô cạn hoàn toàn, thêm nước cất định mức lên 25ml. Tiến hành xác định hàm lượng flavonoid tổng số theo phương pháp tạo màu với AlCl3 trong môi trường kiềm-trắc quang (Leonardo, 2011). Kết quả của thí nghiệm này là cơ sở để chọn ra loại dung môi phù hợp cho quá trình trích ly để th ...

Tài liệu được xem nhiều: