Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 941.56 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại Việt Nam thông qua dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2005-2020 theo quý, bằng cách ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, cùng với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 237 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Phương Linh - Đinh Trần Thanh Mỹ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại Việt Nam thông qua dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2005-2020 theo quý, bằng cách ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, cùng với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mặc dù tác động này trong ngắn hạn là không đáng kể, nhưng trong dài hạn, FDI lại giải thích khoảng 12% sự thay đổi trong GDP. Điều này chỉ ra rằng FDI là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách làm thế nào để duy trì và phát huy những tác động tích cực hiện có của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ khoá: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng kinh tế, mô hình tự hồi quy Vector (VAR), quan hệ nhân quả. THE RELATIONSHIP BETWEEN FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND ECONOMIC GROWTH: AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM Abstract This study investigates the casual relationship between foreign direct investment (FDI) and economic growth in Vietnam based on quarterly secondary time series data from 2005 to 2020 through VAR model, Granger causality test, impulse functions; and variance decompositions. The results indicate that there is a positive impact of FDI on Vietnam’s economic growth. The impact in the short-term is insignificant, as it is likely that there are multiple elements that enhance economic growth of Vietnam besides FDI inflows. However, the influence of FDI increases to a significant level in the long-term, which shows that FDI is one of the most important drivers in boosting the Vietnamese economy. In conclusion, we propose policy recommendations for sustaining and promoting the existing positive effects of FDI on the Vietnamese economy. Keywords: Foreign direct investment (FDI), Economic growth, Vector autoregressive (VAR), causality. 238 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT) của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Lâm Thuỳ Dương, 2021). Thật vậy, thông qua dòng vốn FDI, nguồn vốn đầu tư trong nước được tích luỹ, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ, phát triển nhân lực, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế chính trị và đối ngoại cũng như sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Có thể thấy, FDI luôn nhận được sự coi trọng và đánh giá cao tại các nước đang phát triển (Borensztein, 1998). Tại Việt Nam, trong suốt thập niên vừa qua đã có những bước chuyển mình đáng kể. Cụ thể, với sự ra đời của chính sách Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Năm 1987, sự ra đời đầu tiên của Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho Việt Nam bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập, tiếp nhận dòng vốn FDI như một yếu tố quan trọng, bổ sung sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Do các chính sách mở cửa, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực và tỷ trọng của FDI trong GDP đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1986, giá trị của GDP chỉ đạt 23,972 tỷ USD và FDI chiếm 0% GDP; nhưng đến năm 2020 giá trị của GDP lên đến 200,654 tỷ USD và tỷ trọng FDI chiếm 5,83% GDP [1]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới kiểm chứng mối quan hệ giữa FDI và TTKT với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Một số công trình cho rằng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều giữa FDI và TTKT (Hsiao & Hsiao, 2007; He, 2018). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chứng minh mối quan hệ này là hai chiều (Zhang, 2001; Ahmad & cộng sự, 2018) hoặc không tồn tại mối quan hệ nào giữa FDI và TTKT (Belloumi, 2014). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và TTKT cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận. Nguyên nhân có thể bởi sự khác nhau trong phạm vi nghiên cứu, mức độ cập nhật dữ liệu và điều kiện phát triển mỗi giai đoạn. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu trước đây trong phạm vi quốc gia chỉ thực hiện đến năm 2019. Trong khi đó, năm 2020 là một năm khá đặc biệt, mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam thực tế đã sụt giảm 13.15% [1] so với năm trước nhưng đây vẫn là một con số đáng k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 237 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Phương Linh - Đinh Trần Thanh Mỹ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại Việt Nam thông qua dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2005-2020 theo quý, bằng cách ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, cùng với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mặc dù tác động này trong ngắn hạn là không đáng kể, nhưng trong dài hạn, FDI lại giải thích khoảng 12% sự thay đổi trong GDP. Điều này chỉ ra rằng FDI là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách làm thế nào để duy trì và phát huy những tác động tích cực hiện có của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ khoá: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng kinh tế, mô hình tự hồi quy Vector (VAR), quan hệ nhân quả. THE RELATIONSHIP BETWEEN FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND ECONOMIC GROWTH: AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM Abstract This study investigates the casual relationship between foreign direct investment (FDI) and economic growth in Vietnam based on quarterly secondary time series data from 2005 to 2020 through VAR model, Granger causality test, impulse functions; and variance decompositions. The results indicate that there is a positive impact of FDI on Vietnam’s economic growth. The impact in the short-term is insignificant, as it is likely that there are multiple elements that enhance economic growth of Vietnam besides FDI inflows. However, the influence of FDI increases to a significant level in the long-term, which shows that FDI is one of the most important drivers in boosting the Vietnamese economy. In conclusion, we propose policy recommendations for sustaining and promoting the existing positive effects of FDI on the Vietnamese economy. Keywords: Foreign direct investment (FDI), Economic growth, Vector autoregressive (VAR), causality. 238 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT) của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Lâm Thuỳ Dương, 2021). Thật vậy, thông qua dòng vốn FDI, nguồn vốn đầu tư trong nước được tích luỹ, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ, phát triển nhân lực, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế chính trị và đối ngoại cũng như sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Có thể thấy, FDI luôn nhận được sự coi trọng và đánh giá cao tại các nước đang phát triển (Borensztein, 1998). Tại Việt Nam, trong suốt thập niên vừa qua đã có những bước chuyển mình đáng kể. Cụ thể, với sự ra đời của chính sách Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Năm 1987, sự ra đời đầu tiên của Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho Việt Nam bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập, tiếp nhận dòng vốn FDI như một yếu tố quan trọng, bổ sung sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Do các chính sách mở cửa, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực và tỷ trọng của FDI trong GDP đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1986, giá trị của GDP chỉ đạt 23,972 tỷ USD và FDI chiếm 0% GDP; nhưng đến năm 2020 giá trị của GDP lên đến 200,654 tỷ USD và tỷ trọng FDI chiếm 5,83% GDP [1]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới kiểm chứng mối quan hệ giữa FDI và TTKT với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Một số công trình cho rằng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều giữa FDI và TTKT (Hsiao & Hsiao, 2007; He, 2018). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chứng minh mối quan hệ này là hai chiều (Zhang, 2001; Ahmad & cộng sự, 2018) hoặc không tồn tại mối quan hệ nào giữa FDI và TTKT (Belloumi, 2014). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và TTKT cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận. Nguyên nhân có thể bởi sự khác nhau trong phạm vi nghiên cứu, mức độ cập nhật dữ liệu và điều kiện phát triển mỗi giai đoạn. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu trước đây trong phạm vi quốc gia chỉ thực hiện đến năm 2019. Trong khi đó, năm 2020 là một năm khá đặc biệt, mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam thực tế đã sụt giảm 13.15% [1] so với năm trước nhưng đây vẫn là một con số đáng k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tăng trưởng kinh tế Mô hình tự hồi quy Vector Quan hệ nhân quả Tăng trưởng kinh tế Toàn cầu hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 223 0 0 -
10 trang 198 0 0
-
13 trang 187 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 158 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 157 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 151 0 0 -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 150 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 147 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 141 0 0