Danh mục

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng nấm hương lai từ núi Langbiang, Lâm Đồng và chủng thương mại Nhật Bản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm sinh học và hóa sinh của chủng nấm hương lai (Len 003-009) từ chủng bản địa (Len 003) với chủng thương mại Nhật Bản (Len 009). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng nấm hương lai từ núi Langbiang, Lâm Đồng và chủng thương mại Nhật Bản TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 158-164 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM HƯƠNG LAI TỪ NÚI LANGBIANG, LÂM ĐỒNG VÀ CHỦNG THƯƠNG MẠI NHẬT BẢN Phạm Nữ Kim Hoàng1, Trương Bình Nguyên1*, Lê Xuân Thám2, Phan Hữu Hùng1, Hoàng Ngọc Ánh1, Đỗ Thị Thiên Lý1 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nguyentb@tni.ac.vn 2 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng TÓM TẮT: Nấm hương (Lentinula edodes) là loại nấm được ưa chuộng, nhưng để nuôi trồng thành công cần có chủng giống tốt, năng suất cao, nguồn dinh dưỡng và khả năng thích ứng với môi trường. Chủng nấm hương Len 003-009 là con lai từ chủng thương mại Nhật Bản (Len 009) và chủng hoang dã (Langbiang, Lâm Đồng) (Len 003). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và nguồn dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của chủng lai so với bố mẹ cho thấy, chủng lai luôn phát triển với tốc độ nhanh hơn hoặc tương đương với chủng thương mại và gấp đôi chủng hoang dã và đã thể hiện một số đặc tính tốt của bố mẹ. Chủng lai phát triển tối ưu trong khoảng nhiệt độ 24-27oC, đường glucose 20g/l và đạm peptone 1g/l, tương tự sự phát triển của chủng thương mại. Trong khi đó, chúng bố mẹ chỉ phát triển tối ưu ở mức pH khác nhau (pH=5 ở Len 009 và pH=6 ở Len 003), con lai có thể phát triển tối ưu ở cả hai giá trị pH này, thể hiện khả năng tổ hợp một số ưu điểm từ chủng bố mẹ. Nghiên cứu cũng cho thấy ba chủng nấm đều không có nhu cầu về đạm cao nấm men. Trong thí nghiệm này, chưa xác định được đặc điểm thừa hưởng của tổ hợp lai từ chủng bố mẹ. Từ khóa: Lentinula edodes, cao nấm men, chủng lai, Lâm Đồng. MỞ ĐẦU trồng nấm hương [5]. Nấm hương (Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc từ châu Á Thái Bình Dương, được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo Chen (2005) [1], loài nấm này rất giàu vitamin (A, B và D), khoáng chất (P, K và Fe), các amino acid thiết yếu (cystin, histidin, arginin, glutamic acid), đặc biệt có chứa lentinan-một loại β-glucan có khả năng điều hòa miễn dịch, kháng ung thư cũng như kháng các tác động của virus. Theo Yoshida et al. (1968) [7], trong nuôi trồng nấm, đặc biệt đối với nuôi trồng nấm hương, nguồn dinh dưỡng và các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển hệ sợi và hình thành quả thể nấm. Hệ sợi nấm hương có thể phát triển tốt trên nhiều nguồn carbon khác nhau, từ các monosacchride cho đến các polysaccharide, nhưng tốt nhất trên đường glucose. Trong khi peptone và các amino acid được xem là nguồn nitơ tốt cho sự phát triển hệ sợi thì nitrate và nitrite lại không thích hợp. Ngoài ra, pH và nhiệt độ là hai yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt tính enzyme nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi cũng như sự hình thành quả thể nấm hương [1]. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nấm hương được nuôi trồng trên qui mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đến nay vẫn chưa có một cơ sở sản xuất qui mô loại nấm này mặc dù đã có nhiều chuyên gia đưa các chủng giống chất lượng cao từ nước ngoài về nuôi trồng. Khi tiến hành nuôi trồng, các đặc điểm như nhiệt độ ra quả thể, hình dạng, kích thước quả thể, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển hệ sợi, không giống nhau với các giống nấm hương khác nhau. Như vậy, giống nấm chất lượng tốt, năng suất cao và có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên tại chỗ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi 158 Năm 2008, chúng tôi đã thu thập được một chủng nấm hương hoang dã thuộc loài Lentinula edodes, dòng Đông Bắc Á thuộc chi Lentinula, họ Marasmiaceae, bộ Agaricales (ký hiệu Len 003). Một số nghiên cứu cơ bản cho thấy chủng nấm này có những tính chất ưu việt có thể sử dụng cho việc nuôi trồng như có thể phát triển được trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo, thời gian phát triển hệ sợi tương đối ngắn, khả năng Pham Nu Kim Hoang et al. hình thành mầm nấm cao [2]. Ngoài ra, trong thời gian qua, chúng tôi đã sưu tập và lưu giữ một bộ giống thuần nấm hương trong đó có một chủng thương mại nhập nội từ Nhật Bản (ký hiệu Len 009), nhưng chưa được khảo sát, đánh giá trong điều kiện nuôi trồng tại Đà Lạt. Nhằm tạo ra một chủng vừa có nguồn gốc bản địa, thích nghi tốt với môi trường vừa cho năng suất, chất lượng cao, chúng tôi đã thực hiện lai tạo chủng nấm hoang dã thu thập được tại địa phương với chủng thương mại nhập nội từ Nhật Bản theo phương pháp di-mon mating của Miles (1996) [3]. Theo đó, chúng tôi đã nuôi trồng thu quả thể nhằm tách bào tử sợi song nhân cả hai chủng nghiên cứu. Bào tử sợi song nhân chủng Len 003 tiếp tục được cấy vào các đĩa petri khác và quan sát dưới kính hiển vi nhằm tìm được hệ sợi đơn bào tử. Cấy dòng đơn nhân Len 003 với dòng song nhân Len 009 trên cùng một đĩa petri. Khi hệ sợi của hai chủng tiếp xúc với nhau, nếu tại các đỉnh sợi đơn nhân ở phí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: