Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số phương pháp chống ghi âm Thông tin khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GHI ÂM Đoàn Văn Hòa*, Thái Trung Kiên, Đào Xuân Ước Tóm tắt: Thông tin lời nói là một trong những nguồn thông tin chính về cuộc sống cá nhân hoặc thông tin về các hoạt động tài chính, nghiên cứu và sản xuất của một tổ chức, tức là thông tin không phải là công khai rộng rãi (đôi khi là bí mật). Mặc dù vai trò gia tăng đáng kể của hệ thống thông tin tự động, thông tin lời nói trong luồng thông điệp vẫn còn phổ biến (lên đến 80% tổng lưu lượng) [1]. Trong bài báo này, trình bày nghiên cứu tổng quan một số phương pháp chống ghi âm khi đối tượng sử dụng máy ghi âm để ghi trộm. Phân tích phương pháp chống ghi âm bằng cách dùng thiết bị phát sóng siêu âm, sóng điện từ, phát tạp âm, phân tích những ưu nhược điểm và so sánh giữa chúng. Keywords: Phương pháp dùng sóng siêu âm; Máy ghi âm; Sóng siêu âm; sóng điện từ; Chống nghe trộm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để thu âm có thể sử dụng đa dạng các công cụ gián điệp thông minh cho phép thu thông tin giọng nói trên các kênh âm thanh trực tiếp, dao động rung âm thanh, âm điện và quang điện tử (quang âm). Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này trên thế giới đã có những công bố mới và sâu sắc như công trình [3], [8], còn trong nước hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu bài bản đầy đủ và công bố trên các tạp chí. Trong bài báo này, nghiên cứu vấn đề chống ghi âm khi đối tượng sử dụng các phương tiện máy ghi âm để ghi trộm. Cách đơn giản nhất và hợp pháp để lưu thông tin bằng giọng nói là sử dụng máy ghi âm, điện thoại. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, những thiết bị ghi âm kích thước siêu bé và cho phép ghi âm khối lượng lớn thông tin đã được sản xuất. Vì vậy việc bảo vệ các cuộc đàm phán từ việc ghi trộm bằng phương tiện điện tử là hết sức cấp bách. Có hai loại hình ghi âm giọng nói: - Tương tự (với băng ghi âm); - Kỹ thuật số (với ghi vào bộ nhớ flash, ổ cứng). Hiện nay trên thế giới các biện pháp chống ghi âm chủ yếu sử dụng bằng cách dùng thiết bị phát sóng siêu âm, sóng điện từ, hoặc phát tạp âm với cường độ lớn[2]. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm và tùy vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn sử dụng phương pháp nào. Cũng như phương pháp ức chế sóng điện từ bằng cách hướng máy phát sóng tới máy ghi âm, nơi mà các đường mạch in trên mạch và các điểm tiếp xúc của các phần tử mạch nhiễu tín hiệu tần số cao. Tín hiệu nhiễu tần số cao ở trên được tác động lên các phần tử phi tuyến của máy ghi âm và thâm nhập vào đường dẫn tín hiệu âm thanh của nó, dẫn đến sự biến dạng của tín hiệu hữu ích. Ảnh hưởng nhiều hơn cả là tác động của nhiễu điện từ trường lên các hệ con của máy ghi âm. Nhất là thành phần có chức năng biến đổi tín hiệu âm thanh sang tín hiệu điện. Cần lưu ý rằng hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào loại máy ghi âm và vị trí bố trí của nó so với vị trí đặt máy chống ghi âm. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG GHI ÂM 2.1. Phương pháp chống ghi âm bằng sóng siêu âm đơn tần Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 205 Công nghệ thông tin Hệ thống thiết bị chống ghi âm bằng cách phát sóng siêu âm đơn tần với tần số phát vào khoảng trên 20 kHz, cường độ vào khoảng 90 dB tương tác trực tiếp vào micro của máy ghi âm. Có 2 cơ chế ngăn chặn: - Quá tải bộ khuyếch đại đầu ghi; - Gây ra phản ứng kích động lên hệ thống tự động điều chỉnh mức ghi. Việc tác động của sóng siêu âm cường độ lớn dẫn đến quá tải khuyếch đại đầu vào ngay sau phần thu nhận âm thanh. Sự tác động này làm dịch chuyển điểm hoạt động phần tử phi tuyến của bộ khuyếch đại, dẫn đến sự biến dạng mạnh của tín hiệu được ghi âm đến mức không thể giải mã được. Nếu thiết bị ghi âm có hệ thống tự động điều chỉnh mức ghi thì sẽ tạo điều kiện đơn giản hơn trong việc chống lại việc ghi âm. Nguyên nhân là bởi vì bức xạ siêu âm cường độ cao sẽ tác động lên hệ thống làm giảm mạnh hệ số khuyếch đại micro từ đó tín hiệu đầu ra nhận được sẽ là tín hiệu hoàn toàn khác. 2.2. Phương pháp chống ghi âm dùng hai sóng siêu âm Phương pháp siêu âm tần số kép sử dụng thuộc tính của bộ khuếch đại micrô giống như một thành phần phi tuyến tính. Hệ thống phát ra hai dao động siêu âm cường độ mạnh với tần số khác nhau 0,3÷4 kHz. Hai tín hiệu này tác động trực tiếp lên trên phần tử phi tuyến của bộ khuếch đại micrô, dẫn đến thu nhận được tín hiệu có tần số kết hợp (chênh lệch), nằm trong phạm vi 0,3÷4 kHz. Tín hiệu tần số khác biệt này hoạt động như một tín hiệu gây nhiễu. Ưu việt của 2 phương pháp dùng 1 hoặc 2 sóng siêu âm để chống ghi âm là sẽ che dấu được hành động vì thiết bị sẽ phát ra âm thanh nhỏ. Nhưng hệ quả của nó sẽ giảm đi rõ rệt nếu như trước đó được sử dụng các biện pháp ngăn chặn với các thiết bị chuyên dụng: - Micro của máy ghi âm được bảo vệ bằng bộ lọc từ các vật liệu đặc biệt giới hạn băng thông, nhằm giới hạn trên giải âm thanh nghe được; - Trong đường mạch của bộ khuếch đại micrô được cài đặt bộ lọc thông thấp có tần số giới hạn thấp hơn 4 kHz; - Sử dụng micrô trong máy ghi âm có giải băng thông khoảng 0 ÷ 4 kHz. Ảnh hưởng của sóng siêu âm lên cơ thể người: Với việc tiếp xúc lâu dài và chuyên sâu với siêu âm có thể gây ra sự phá hủy các tế bào mô. Siêu âm làm suy yếu quá trình hô hấp tế bào, giảm tiêu thụ oxy, làm bất hoạt một số enzyme và hormone. Khi tiếp xúc với siêu âm cường độ cao, bụng bị đau dữ dội, hói đầu, bỏng, giác mạc và đục thủy tinh thể, tan máu, thay đổi sinh hóa nghiêm trọng (giảm cholesterol trong máu, tiết niệu và axit lactic), tử vong xảy ra ở tần số cao Những người tiếp xúc với các giao động siêu âm trong một thời gian dài trải qua buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi nhanh chóng. Việc kiểm tra cho thấy tác dụng ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
Phương pháp dùng sóng siêu âm Máy ghi âm Sóng siêu âm sóng điện từ Chống nghe trộmTài liệu liên quan:
-
40 chuyên đề luyện thi đại học môn Vật lý - Võ Thị Hoàng Anh
286 trang 219 0 0 -
Giáo trình Vật lý đại cương: Phần 2
51 trang 69 0 0 -
Giáo án môn Vật lí lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
153 trang 66 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh
10 trang 60 0 0 -
Mô hình quá trình kết tụ hạt dưới ảnh hưởng của sóng siêu âm trong hệ thống lọc bụi ly tâm
4 trang 46 0 0 -
Giáo trình Điện động lực học: Phần 2
52 trang 44 0 0 -
Bài giảng Giao thoa sóng ánh sáng
46 trang 41 0 0 -
Luyện thi đại học môn Vật lý - Mã đề 175_07
8 trang 40 0 0 -
Luyện thi đại học môn Vật lý - Mã đề 175_23
14 trang 40 0 0 -
Bài giảng Vật lý 2 và thí nghiệm: Phần 1
145 trang 40 0 0 -
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh
11 trang 38 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Vật lí - Trường THPT Thành Nhân (Lần 1)
4 trang 38 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
7 trang 36 0 0 -
Giáo trình Vật lý điện từ: Phần 2
158 trang 35 0 0 -
Lý thuyết anten - Phần 1 - Chương 3
43 trang 33 0 0 -
Tiểu luận môn học: Sử dụng sóng siêu âm trích ly isoflavone
32 trang 32 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng phenolic trong đậu đen
85 trang 32 0 0 -
Luyện thi đại học môn Vật lý - Mã đề 175_30
12 trang 30 0 0 -
Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Chương 8-10: Dao động vào sóng điện từ
17 trang 29 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng, TT Huế
22 trang 29 0 0