Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 298.05 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để góp phần vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch, bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DU LỊCH TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG – THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Phí Hùng Cường - Nông Thị Thu Hường (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống đường sắt, đường bộ quốc tế, cửa khẩu quốc gia, chợ biên giới, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, thành nhà Mạc, khu danh thắng Mẫu Sơn... Hiện nay, với cơ cấu kinh tế thành phố là thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 70% [2], Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Dự án sẽ góp phần thu hút một lượng khách du lịch đông đảo từ Trung Quốc và trong cả nước đến với Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của du lịch thường gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường. Nhiều vùng đất thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, cảnh quan kì thú nhưng do bị khai thác để phát triển du lịch đã bị biến đổi nhanh chóng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm do các loại chất thải, diện tích có cảnh quan tự nhiên thu hẹp, cảnh quan biến đổi, các loài động thực vật suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng... Do đó, cần có những biện pháp quản lí, bảo vệ môi trường để giảm thiểu một cách tối đa những tác động tiêu cực. Để góp phần vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch, bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch. 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí Khu du lịch nằm hoàn toàn trong ranh giới hành chính của xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường vào hồ Nà Tâm; phía Nam giáp đất ruộng, cách đường Phai Trần 58,5m; phía Đông giáp đất đồi, ruộng; phía Tây giáp hành lang quốc lộ 1A. Diện tích khu du lịch là 186,4426 ha, cách thành phố Lạng Sơn 6 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 11 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam [1]. 1.1.2. Địa hình Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Mặt bằng chia làm 2 khu: Khu đất nông nghiệp có độ cao từ +275m đến +279m, chiếm gần 50% diện tích; khu đất lâm nghiệp và đồi trọc có độ cao từ +285m đến +385m và có độ dốc trung bình từ 6 - 8% theo hướng từ Đông sang Tây. Trong đó: Đất dân cư chiếm 1,3%; đất nông nghiệp chiếm 42,9%; đất lâm nghiệp chiếm 51,1%; đất giao thông chiếm 1,4%; còn lại là các loại đất khác: Đất chưa sử dụng, đất hồ, ao, mương máng [2,6]. 1.1.3. Địa chất, thủy văn Hiện nay, chưa có số liệu khoan địa chất tổng thể, nhưng căn cứ vào các số liệu khoan địa chất các công trình đơn lẻ xung quanh khu vực thì dự án nằm trên thềm đá caxto, địa chất ổn định. Khu du lịch nằm ở thung lũng cánh đồng, xung quanh là đồi đất, hướng thoát nước chủ yếu là Đông Bắc xuống Đông Nam (từ hồ Nà Tâm cấp nước cho hồ Phai Loạn), các máng trũng theo địa hình. Khu vực này không bị úng lụt, mực nước ngầm ổn định ở độ sâu trung bình từ 5 - 8m. 1.1.4. Khí hậu 1 Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân Theo số liệu niên giám thống kê 2006 của Cục thống kê Lạng Sơn cho thấy, khí hậu của khu vực dự án nói riêng và của Lạng Sơn nói chung mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông chủ yếu gió mùa Đông Bắc, mùa hè chủ yếu gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ không khí: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 25,40C. Từ tháng 11 đến tháng 3, khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 15,360C; độ ẩm trung bình trong năm: 86,8%, độ ẩm cao nhất: 90% vào tháng 8; chế độ nắng: vào các tháng 1, 2 và 3 số giờ nắng là ít nhất trong năm (33 42 giờ), sang tháng 4, trời ấm lên, số giờ nắng tăng lên 96 - 203 giờ. Số giờ nắng cả năm là 1.356 giờ. Lượng mưa trung bình là 120 mm, tháng 10 có lượng mưa ít nhất (6,5 mm) [2]. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Dân số, lao động và việc làm Năm 2005, xã Hoàng Đồng có 9.506 người dân với 2.119 hộ gia đình, trong đó dân tộc Nùng chiếm 45%, Tày chiếm 45%, Kinh chiếm 10%. Dân số phân bố không đồng đều. Năm 2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,48%, giảm 0,1% so với năm 2004. Số sinh trong năm 2005 là 148 cháu, sinh con thứ 3 là 7 cháu, so với năm 2004 giảm 2 cháu, số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng [1]. Cả xã có 1.367 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 64,51%. Còn lại là cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu và các hộ kinh doanh nhỏ. 1.2.2. Mạng lưới giao thông Hoàng Đồng có mạng lưới giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 1A (cũ) với chiều dài 4km, chiều rộng nền đường 8m, đã được bê tông hóa và đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số tác động tới môi trường của dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DU LỊCH TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG – THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Phí Hùng Cường - Nông Thị Thu Hường (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống đường sắt, đường bộ quốc tế, cửa khẩu quốc gia, chợ biên giới, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, thành nhà Mạc, khu danh thắng Mẫu Sơn... Hiện nay, với cơ cấu kinh tế thành phố là thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 70% [2], Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Dự án sẽ góp phần thu hút một lượng khách du lịch đông đảo từ Trung Quốc và trong cả nước đến với Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của du lịch thường gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường. Nhiều vùng đất thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, cảnh quan kì thú nhưng do bị khai thác để phát triển du lịch đã bị biến đổi nhanh chóng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm do các loại chất thải, diện tích có cảnh quan tự nhiên thu hẹp, cảnh quan biến đổi, các loài động thực vật suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng... Do đó, cần có những biện pháp quản lí, bảo vệ môi trường để giảm thiểu một cách tối đa những tác động tiêu cực. Để góp phần vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch, bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch. 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí Khu du lịch nằm hoàn toàn trong ranh giới hành chính của xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường vào hồ Nà Tâm; phía Nam giáp đất ruộng, cách đường Phai Trần 58,5m; phía Đông giáp đất đồi, ruộng; phía Tây giáp hành lang quốc lộ 1A. Diện tích khu du lịch là 186,4426 ha, cách thành phố Lạng Sơn 6 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 11 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam [1]. 1.1.2. Địa hình Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Mặt bằng chia làm 2 khu: Khu đất nông nghiệp có độ cao từ +275m đến +279m, chiếm gần 50% diện tích; khu đất lâm nghiệp và đồi trọc có độ cao từ +285m đến +385m và có độ dốc trung bình từ 6 - 8% theo hướng từ Đông sang Tây. Trong đó: Đất dân cư chiếm 1,3%; đất nông nghiệp chiếm 42,9%; đất lâm nghiệp chiếm 51,1%; đất giao thông chiếm 1,4%; còn lại là các loại đất khác: Đất chưa sử dụng, đất hồ, ao, mương máng [2,6]. 1.1.3. Địa chất, thủy văn Hiện nay, chưa có số liệu khoan địa chất tổng thể, nhưng căn cứ vào các số liệu khoan địa chất các công trình đơn lẻ xung quanh khu vực thì dự án nằm trên thềm đá caxto, địa chất ổn định. Khu du lịch nằm ở thung lũng cánh đồng, xung quanh là đồi đất, hướng thoát nước chủ yếu là Đông Bắc xuống Đông Nam (từ hồ Nà Tâm cấp nước cho hồ Phai Loạn), các máng trũng theo địa hình. Khu vực này không bị úng lụt, mực nước ngầm ổn định ở độ sâu trung bình từ 5 - 8m. 1.1.4. Khí hậu 1 Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân Theo số liệu niên giám thống kê 2006 của Cục thống kê Lạng Sơn cho thấy, khí hậu của khu vực dự án nói riêng và của Lạng Sơn nói chung mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông chủ yếu gió mùa Đông Bắc, mùa hè chủ yếu gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ không khí: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 25,40C. Từ tháng 11 đến tháng 3, khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 15,360C; độ ẩm trung bình trong năm: 86,8%, độ ẩm cao nhất: 90% vào tháng 8; chế độ nắng: vào các tháng 1, 2 và 3 số giờ nắng là ít nhất trong năm (33 42 giờ), sang tháng 4, trời ấm lên, số giờ nắng tăng lên 96 - 203 giờ. Số giờ nắng cả năm là 1.356 giờ. Lượng mưa trung bình là 120 mm, tháng 10 có lượng mưa ít nhất (6,5 mm) [2]. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Dân số, lao động và việc làm Năm 2005, xã Hoàng Đồng có 9.506 người dân với 2.119 hộ gia đình, trong đó dân tộc Nùng chiếm 45%, Tày chiếm 45%, Kinh chiếm 10%. Dân số phân bố không đồng đều. Năm 2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,48%, giảm 0,1% so với năm 2004. Số sinh trong năm 2005 là 148 cháu, sinh con thứ 3 là 7 cháu, so với năm 2004 giảm 2 cháu, số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng [1]. Cả xã có 1.367 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 64,51%. Còn lại là cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu và các hộ kinh doanh nhỏ. 1.2.2. Mạng lưới giao thông Hoàng Đồng có mạng lưới giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 1A (cũ) với chiều dài 4km, chiều rộng nền đường 8m, đã được bê tông hóa và đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Dự án xây dựng khu du lịch Ô nhiễm môi trường Phát triển du lịch Thành phố Lạng SơnGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 300 0 0
-
8 trang 285 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
30 trang 244 0 0
-
5 trang 234 0 0
-
10 trang 214 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 213 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 209 0 0 -
8 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
138 trang 193 0 0
-
77 trang 192 0 0
-
10 trang 187 0 0
-
9 trang 167 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
8 trang 164 0 0
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 156 0 0 -
8 trang 152 0 0