Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da trên bệnh nhân đến khám tại Trung tâm chống phong da liễu Nghệ An (2015-2016)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 169.16 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tiếp xúc và hành vi đến nguy cơ nhiễm nấm da. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng (250 người không nhiễm và 184 người nhiễm nấm da) đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An từ 8 - 2015 đến 8 - 2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da trên bệnh nhân đến khám tại Trung tâm chống phong da liễu Nghệ An (2015-2016) T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM NẤM DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHỐNG PHONG DA LIỄU NGHỆ AN (2015 - 2016) Nguyễn Thái Dũng*; Lê Trần Anh**; Nguyễn Khắc Lực** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tiếp xúc và hành vi đến nguy cơ nhiễm nấm da. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng (250 người không nhiễm và 184 người nhiễm nấm da) đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An từ 8 - 2015 đến 8 - 2016; các đối tượng được khám, xét nghiệm nấm và phỏng vấn bằng bảng hỏi. Kết quả và kết luận: dùng chung khăn lau, mặc chung quần áo và sống tập thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da với tỷ suất chênh (OR; 95%CI) là 19,42 (4,56 - 83,45); 3,15 (1,62 - 6,16) và 3,01 (1,74 - 5,21). Hay tiếp xúc với đất, động vật hay nuôi chó mèo chưa làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da. Các yếu tố nguy cơ khác gồm hay mặc quần áo ẩm (10,14; 5,90 - 17,42), thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (8,32; 5,35 - 12,92); thường xuyên đi giày (2,97; 1,70 - 5,19), thường xuyên tiếp xúc nước (1,66; 1,07 - 1,65) và làm việc ngoài trời (1,61; 1,08 - 2,39). * Từ khóa: Nấm da; Yếu tố nguy cơ. Risk Factors of Dermatophyte Infection in Patients Examined at Nghean Provincial Antileprosy and Dermatology Centre (2015 - 2016) Summary Objectives: To identify some risk factors related to dermatophyte infection. Subjects and methods: A prospective case-control study of 184 subjects with dermatophyte infection and 250 control subjects visiting at Nghean Provincial Antileprosy - Dermatology Centre from August 2015 to August 2016; data were obtained with a questionnaire and mycological test. Results: People with a habit of sharing towels or clothes and a collective life were at higher risk of dermatophyte infection with odd ratios of 19.42 (95%CI 4.56 - 83.45); 3.15 (95%CI 1.62 - 6.16) and 3.01 (95%CI 1.74 - 5.21), respectively. Contact with soil, animals or having dogs or cats did not increase the risk of infections. Other risk factors included wearing moisture clothes (OR 10.14; 95%CI 5.90 - 17.42), washing hands with soap (OR 8.32; 95%CI 5.35 - 12.92); wearing shoes regularly (OR 2.97; 95%CI 1.70 - 5.19), water exposure (OR 1.66; 95%CI 1.07 - 1.65) and outdoor working (OR 1.61; 95%CI 1.08 - 2.39). * Key words: Dermatophyte infection; Risk factors. * Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Lê Trần Anh (anh_lt@vmm.edu.vn) Ngày nhận bài: 06/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/01/2017 Ngày bài báo được đăng: 12/01/2017 118 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nấm da là một trong những bệnh nấm phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sinh hoạt, lao động của bệnh nhân. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm nấm da như yếu tố môi trường (điều kiện khí hậu, thời tiết…), hoạt động thể lực, ra mồ hôi nhiều hay các hành vi tạo điều kiện cho nhiễm nấm (mặc quần áo ẩm, dùng chung đồ dùng…). Nghệ An là tỉnh miền Trung, có nhiều yếu tố thuận lợi cho các bệnh nấm phát triển như nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, đời sống kinh tế xã hội còn rất khó khăn, điều kiện sống còn thiếu thốn, hiểu biết về phòng chống bệnh còn hạn chế, tình trạng lạm dụng thuốc corticoid tại cộng đồng rất phổ biến…. Tuy vậy, các nghiên cứu về bệnh nấm da tại Nghệ An còn chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: đánh giá sự liên quan của một số yếu tố đến nguy cơ nhiễm nấm da trên những BN đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An, nhằm nâng cao chất lượng phòng chống nấm da cho cộng đồng dân cư địa phương. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. BN đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An trong thời gian nghiên cứu, có đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. 184 người nhiễm nấm và 250 người không nhiễm nấm. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 2015 đến 8 - 2016. - Vật liệu nghiên cứu: các dụng cụ khám lâm sàng, phiếu phỏng vấn, dung dịch hydroxit kali 10%, môi trường mycosel (Becton, Dickinson and Company, Mỹ). - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu bệnh chứng. Tiêu chuẩn chọn BN: không phân biệt tuổi, giới, có kết quả xét nghiệm nấm, đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ: không đồng ý tham gia nghiên cứu. Sử dụng thuốc chống nấm trong phạm vi 1 tháng. - Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: kỹ thuật khám lâm sàng, kỹ thuật phỏng vấn theo phiếu hỏi, kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp, kỹ thuật nuôi cấy nấm. - Chỉ tiêu nghiên cứu: nhóm bệnh (nhiễm nấm da): BN có kết quả xét nghiệm trực tiếp và/hoặc nuôi cấy nấm dương tính; nhóm chứng: đối tượng không nhiễm khi kết quả xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy nấm âm tính. - Phân tích số liệu: thống kê y học bằng phần mềm SPS ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da trên bệnh nhân đến khám tại Trung tâm chống phong da liễu Nghệ An (2015-2016) T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM NẤM DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHỐNG PHONG DA LIỄU NGHỆ AN (2015 - 2016) Nguyễn Thái Dũng*; Lê Trần Anh**; Nguyễn Khắc Lực** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tiếp xúc và hành vi đến nguy cơ nhiễm nấm da. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng (250 người không nhiễm và 184 người nhiễm nấm da) đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An từ 8 - 2015 đến 8 - 2016; các đối tượng được khám, xét nghiệm nấm và phỏng vấn bằng bảng hỏi. Kết quả và kết luận: dùng chung khăn lau, mặc chung quần áo và sống tập thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da với tỷ suất chênh (OR; 95%CI) là 19,42 (4,56 - 83,45); 3,15 (1,62 - 6,16) và 3,01 (1,74 - 5,21). Hay tiếp xúc với đất, động vật hay nuôi chó mèo chưa làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da. Các yếu tố nguy cơ khác gồm hay mặc quần áo ẩm (10,14; 5,90 - 17,42), thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (8,32; 5,35 - 12,92); thường xuyên đi giày (2,97; 1,70 - 5,19), thường xuyên tiếp xúc nước (1,66; 1,07 - 1,65) và làm việc ngoài trời (1,61; 1,08 - 2,39). * Từ khóa: Nấm da; Yếu tố nguy cơ. Risk Factors of Dermatophyte Infection in Patients Examined at Nghean Provincial Antileprosy and Dermatology Centre (2015 - 2016) Summary Objectives: To identify some risk factors related to dermatophyte infection. Subjects and methods: A prospective case-control study of 184 subjects with dermatophyte infection and 250 control subjects visiting at Nghean Provincial Antileprosy - Dermatology Centre from August 2015 to August 2016; data were obtained with a questionnaire and mycological test. Results: People with a habit of sharing towels or clothes and a collective life were at higher risk of dermatophyte infection with odd ratios of 19.42 (95%CI 4.56 - 83.45); 3.15 (95%CI 1.62 - 6.16) and 3.01 (95%CI 1.74 - 5.21), respectively. Contact with soil, animals or having dogs or cats did not increase the risk of infections. Other risk factors included wearing moisture clothes (OR 10.14; 95%CI 5.90 - 17.42), washing hands with soap (OR 8.32; 95%CI 5.35 - 12.92); wearing shoes regularly (OR 2.97; 95%CI 1.70 - 5.19), water exposure (OR 1.66; 95%CI 1.07 - 1.65) and outdoor working (OR 1.61; 95%CI 1.08 - 2.39). * Key words: Dermatophyte infection; Risk factors. * Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Lê Trần Anh (anh_lt@vmm.edu.vn) Ngày nhận bài: 06/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 11/01/2017 Ngày bài báo được đăng: 12/01/2017 118 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nấm da là một trong những bệnh nấm phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sinh hoạt, lao động của bệnh nhân. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm nấm da như yếu tố môi trường (điều kiện khí hậu, thời tiết…), hoạt động thể lực, ra mồ hôi nhiều hay các hành vi tạo điều kiện cho nhiễm nấm (mặc quần áo ẩm, dùng chung đồ dùng…). Nghệ An là tỉnh miền Trung, có nhiều yếu tố thuận lợi cho các bệnh nấm phát triển như nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, đời sống kinh tế xã hội còn rất khó khăn, điều kiện sống còn thiếu thốn, hiểu biết về phòng chống bệnh còn hạn chế, tình trạng lạm dụng thuốc corticoid tại cộng đồng rất phổ biến…. Tuy vậy, các nghiên cứu về bệnh nấm da tại Nghệ An còn chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: đánh giá sự liên quan của một số yếu tố đến nguy cơ nhiễm nấm da trên những BN đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An, nhằm nâng cao chất lượng phòng chống nấm da cho cộng đồng dân cư địa phương. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. BN đến khám tại Trung tâm Chống Phong - Da liễu Nghệ An trong thời gian nghiên cứu, có đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. 184 người nhiễm nấm và 250 người không nhiễm nấm. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 2015 đến 8 - 2016. - Vật liệu nghiên cứu: các dụng cụ khám lâm sàng, phiếu phỏng vấn, dung dịch hydroxit kali 10%, môi trường mycosel (Becton, Dickinson and Company, Mỹ). - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu bệnh chứng. Tiêu chuẩn chọn BN: không phân biệt tuổi, giới, có kết quả xét nghiệm nấm, đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ: không đồng ý tham gia nghiên cứu. Sử dụng thuốc chống nấm trong phạm vi 1 tháng. - Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: kỹ thuật khám lâm sàng, kỹ thuật phỏng vấn theo phiếu hỏi, kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp, kỹ thuật nuôi cấy nấm. - Chỉ tiêu nghiên cứu: nhóm bệnh (nhiễm nấm da): BN có kết quả xét nghiệm trực tiếp và/hoặc nuôi cấy nấm dương tính; nhóm chứng: đối tượng không nhiễm khi kết quả xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy nấm âm tính. - Phân tích số liệu: thống kê y học bằng phần mềm SPS ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí y dược Y dược quân sự Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm da Trung tâm chống phong da liễu Nghệ AnGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 300 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 214 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 209 0 0 -
8 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
9 trang 167 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
8 trang 164 0 0
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 156 0 0 -
8 trang 152 0 0
-
15 trang 148 0 0
-
15 trang 135 0 0
-
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 131 0 0 -
11 trang 131 0 0
-
8 trang 125 0 0
-
12 trang 122 0 0