Nghiên cứu này nhằm xác định nhu cầu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với mục tiêu chính là đào tạo các doanh dân, cán bộ quản lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của ngành nông nghiệp trong tình hình mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu nhu cầu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở trường Đại học Kinh tế Quốc dânKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘINGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo* NCS.ThS. Nguyễn Hà Hưng** TÓM TẮT Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình thực hiện cơ cấu lại theo hướng sảnxuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sảndựa trên tăng cường ứng dụng công nghệ cao, thông minh. Trong quá trình đó, các cơsở, doanh nghiệp nông nghiệp là nòng cốt và nguồn nhân lực nông nghiệp mang tínhquyết định. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho ngườinông dân, cán bộ kỹ thuật thì Việt Nam cần phải tăng cường đào tạo, phát triển đội ngũdoanh nhân, cán bộ quản lý trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đáp ứngyêu cầu của việc đầu tư hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, thích ứng tốt với thị trườnghội nhập đầy biến động và tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu. Dựa trên mộtsố kết quả khảo sát bước đầu, nghiên cứu này nhằm xác định nhu cầu đào tạo ngànhkinh doanh nông nghiệp ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với mục tiêu chính làđào tạo các doanh dân, cán bộ quản lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệpđáp ứng yêu cầu của ngành nông nghiệp trong tình hình mới. Từ khóa: Nhu cầu đào tạo; ngành kinh doanh nông nghiệp; Trường Đại học Kinhtế Quốc dân 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia có những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Cácsố liệu về tăng trưởng GDP, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nôngsản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “trụ đỡ” củanền kinh tế nước ta trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhữnghạn chế về chất lượng, tính bền vững, sự sáng tạo và cách thức phát triển, cùng với yêucầu mới đã và đang đòi hỏi ngành nông nghiệp cần có những bước chuyển mới mangtính đột phá. Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BanChấp hành Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân (2018) đã chỉra những tồn tại, hạn chế của Việt Nam đó là: đầu tư cho nông nghiệp còn khá thấp; sốdân làm nông nghiệp còn quá cao, đóng góp cho nền kinh tế còn thấp; doanh nghiệptrực tiếp đầu tư sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số doanh nghiệp; huy*,** Khoa Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân* Email: thaonp@neu.edu.vn** Email: hungnh@neu.edu.vn140 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘIđộng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn vẫn hạn chế, chi phí vốn còn cao; ápdụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp còn yếu, tỷ lệ giá trị chất xámtrong giá thành sản phẩm nông nghiệp chưa cao; 90% hàng nông sản Việt Nam xuấtkhẩu là thô, chưa qua chế biến; việc xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao chưatạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biếncòn hạn chế…[1]. Từ thực trạng trên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thôngminh ở Việt Nam là tất yếu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg (ngày 29/01/2010) về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao đến năm 2020, trong đó có quan điểm “chú trọng đào tạo nguồnnhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng caocho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta” [3]; Quyết định số1895/QĐ-TTg (ngày 17/12/2012) về việc phê duyệt Chương trình phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệcao đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ phát triển các doanh nghiệp nông nghiệpứng dụng công nghệ cao [4]; Quyết định số 749/QĐ-TTg (ngày 03/6/2020) phê duyệt“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,trong đó nông nghiệp là một trong tám ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổisố trước [5]… Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh cơ cấulại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triểnnông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canhhàng hóa chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nôngnghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học…” [7]. Để thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, bên cạnh cơ chế, chính sáchcủa Nhà nước, vai trò của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệpmang tính quyết định. Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp trong tình hình mới, cùngvới việc đào tạo nâng cao tay n ...