Nghiên cứu phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của đội tàu đánh cá
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.77 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo trình bày phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của các tàu cá nói chung và đội tàu cá của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trên cơ sở tính và kiểm tra ổn định tàu ở các cấp gió khác nhau. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để phân loại và lựa chọn tàu mẫu dùng khi thiết kế tàu cá theo các mẫu truyền thống ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của đội tàu đánh cá Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG SÓNG GIÓ THỰC TẾ CỦA ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ RESEARCHING ON THE APPROACH OF EVALUATION THE REAL WIND STAMINA OF FISHING FLEET Trần Gia Thái1, Đào Hồng Đức2 Ngày nhận bài: 08/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Bài báo trình bày phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của các tàu cá nói chung và đội tàu cá của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trên cơ sở tính và kiểm tra ổn định tàu ở các cấp gió khác nhau. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để phân loại và lựa chọn tàu mẫu dùng khi thiết kế tàu cá theo các mẫu truyền thống ở Việt Nam. Từ khóa: ổn định, tàu đánh cá, phần mềm AutoShip, tiêu chuẩn thống kê, IMO (International Martime Organization) ABSTRACT This paper presents the approach, that evaluates the real wind stamina of fishing vessels in general and fishing fleet in Ninh Thuan province in particular, bases on calculating and checking ship stability in the different wind levels. This is the important basis of classification and selection the typical ship that is used to design fishing vessel according to Vietnamese traditional model. Keywords: stability, fishing vessel, AutoShip software, statistical criterion, IMO I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như đã biết, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 100.000 tàu thuyền đánh bắt thủy sản các loại, với đa số là tàu gỗ, chiều dài (15 ÷ 20) m, một số ít có chiều dài đến 25 m, lắp máy công suất (90 ÷ 400) mã lực [1]. Các mẫu tàu thường không được tính toán, thiết kế mà đóng theo mẫu truyền thống của từng địa phương, phụ thuộc kinh nghiệm và ý thích của ngư dân, với trang thiết bị trên tàu đơn giản, dựa vào sức người là chính. Sau khi đóng xong mới bắt đầu tiến hành lập hồ sơ hoàn công nhưng thường cũng chỉ mang tính hình thức nhằm hợp thức hóa việc đưa tàu vào hoạt động nên thực hiện tính toán rất sơ sài, không đảm bảo độ chính xác cần thiết khi tính toán các tính năng hàng hải và khả năng chịu sóng gió của tàu trong quá trình khai thác. Đặc điểm này không chỉ tạo ra chi phí bất hợp lý cho người dân và gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu đánh cá của nước ta hiện 1 2 nay. Với kích thước khá nhỏ và trang thiết bị trên tàu đơn giản như thế, đồng thời thường xuyên phải hoạt động độc lập trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên khả năng mất an toàn của tàu cá nước ta là khá lớn. Mặc dù chưa có điều tra chính thức nguyên nhân gây tai nạn lật tàu nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, ngoài các nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân là các mẫu tàu cá truyền thống không đảm bảo được tính năng hàng hải, nhất là khả năng chịu sóng gió khi tàu hoạt động xa bờ trong điều kiện thời tiết bất lợi. Rất nhiều tàu đánh bắt thủy sản khi hoạt động xa bờ đã không thể trụ nổi trên biển khi áp thấp nhiệt đới (thường kèm theo gió cấp 7 - 8) vì tàu bị vào nước khá nhiều khi gặp sóng lớn, gây nguy hiểm cho con tàu. Do đó chủ trương của Nhà nước về chiến lược biển hiện nay là tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ các tàu cá cỡ nhỏ và phát triển đội tàu cá cỡ lớn để đảm bảo mức độ an toàn và nâng cao năng lực đánh bắt. Vì thế, vấn đề đánh giá mức độ an toàn nói chung PGS.TS. Trần Gia Thái: Khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang ThS. Đào Hồng Đức: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản và khả năng chịu sóng gió thực tế của đội tàu cá ở nước ta nói riêng, có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại, lựa chọn các mẫu tàu cá truyền thống có tính năng tốt, mức độ an toàn cao để làm tàu mẫu khi nghiên cứu thiết kế các mẫu tàu cá truyền thống cho các địa phương. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phương pháp đánh giá mức độ an toàn, mà thực chất là xác định khả năng chịu sóng gió thực tế của tàu cá. II. PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp, nội dung nghiên cứu Như đã nhận xét, mục tiêu của việc đánh giá mức độ an toàn về ổn định của đội tàu đánh cá nói chung không phải là chỉ để so sánh các thông số ổn định của các tàu đang tính với yêu cầu do quy phạm quy định, mà còn để đánh giá khả năng chịu đựng được sóng gió của các tàu so với điều kiện tải trọng thực tế của nó. Tuy nhiên, các phương pháp tính ổn định truyền thống hiện nay chỉ cho phép xác định được ổn định tàu trong điều kiện lý thuyết mà không đánh giá được mức độ ổn định của tàu trong điều kiện sóng gió thực tế. Ngay cả trong hướng dẫn của Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cở nhỏ Việt Nam TCVN 7111 : 2002 cũng chỉ quy định tính kiểm tra ổn định theo vùng hoạt động và tương ứng mỗi vùng sẽ có giá trị áp lực gió cụ thể để kiểm tra ổn định tàu. Trong khi vấn đề đang đặt ra trong thực tế là các ngư dân đi biển lại thường rất muốn biết con tàu của mình có khả năng đảm bảo được ổn định ở cấp sóng gió nào - thông số được cơ quan dự báo thời tiết thông báo, để có thể quyết định khả năng tàu tiếp tục hoạt động trên biển hay phải quay về bờ khi gặp thời tiết bất lợi. Theo cách làm thông thường hiện nay, mức độ an toàn về ổn định tàu được đánh giá dựa trên cơ sở tính toán đồ thị ổn định - đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tay đòn ổn định theo góc nghiêng, và kiểm tra ổn định bằng cách so sánh các thông số đặc trưng ổn định theo các tiêu chuẩn của Quy phạm đối với từng loại tàu. Trong trường hợp này, chúng tôi sử dụng AutoShip, một trong những phần mềm thiết kế tàu khá thông dụng hiện nay [3] để tính ổn định tàu. Việc kiểm tra ổn định tàu cá được thực hiện theo hướng dẫn trong Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cở nhỏ của Việt Nam TCVN 7111:2002, gồm kiểm tra theo tiêu chuẩn thời tiết và hệ tiêu chuẩn thống kê [2]. Với cách đặt vấn đề như thế, để giải quyết bài toán đặt ra ở đây cần giải quyết hai nội dung cụ thể như sau: ● Khảo sát thực tế đối v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của đội tàu đánh cá Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG SÓNG GIÓ THỰC TẾ CỦA ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ RESEARCHING ON THE APPROACH OF EVALUATION THE REAL WIND STAMINA OF FISHING FLEET Trần Gia Thái1, Đào Hồng Đức2 Ngày nhận bài: 08/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Bài báo trình bày phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng sóng gió thực tế của các tàu cá nói chung và đội tàu cá của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trên cơ sở tính và kiểm tra ổn định tàu ở các cấp gió khác nhau. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để phân loại và lựa chọn tàu mẫu dùng khi thiết kế tàu cá theo các mẫu truyền thống ở Việt Nam. Từ khóa: ổn định, tàu đánh cá, phần mềm AutoShip, tiêu chuẩn thống kê, IMO (International Martime Organization) ABSTRACT This paper presents the approach, that evaluates the real wind stamina of fishing vessels in general and fishing fleet in Ninh Thuan province in particular, bases on calculating and checking ship stability in the different wind levels. This is the important basis of classification and selection the typical ship that is used to design fishing vessel according to Vietnamese traditional model. Keywords: stability, fishing vessel, AutoShip software, statistical criterion, IMO I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như đã biết, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 100.000 tàu thuyền đánh bắt thủy sản các loại, với đa số là tàu gỗ, chiều dài (15 ÷ 20) m, một số ít có chiều dài đến 25 m, lắp máy công suất (90 ÷ 400) mã lực [1]. Các mẫu tàu thường không được tính toán, thiết kế mà đóng theo mẫu truyền thống của từng địa phương, phụ thuộc kinh nghiệm và ý thích của ngư dân, với trang thiết bị trên tàu đơn giản, dựa vào sức người là chính. Sau khi đóng xong mới bắt đầu tiến hành lập hồ sơ hoàn công nhưng thường cũng chỉ mang tính hình thức nhằm hợp thức hóa việc đưa tàu vào hoạt động nên thực hiện tính toán rất sơ sài, không đảm bảo độ chính xác cần thiết khi tính toán các tính năng hàng hải và khả năng chịu sóng gió của tàu trong quá trình khai thác. Đặc điểm này không chỉ tạo ra chi phí bất hợp lý cho người dân và gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn và hiệu quả khai thác đội tàu đánh cá của nước ta hiện 1 2 nay. Với kích thước khá nhỏ và trang thiết bị trên tàu đơn giản như thế, đồng thời thường xuyên phải hoạt động độc lập trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên khả năng mất an toàn của tàu cá nước ta là khá lớn. Mặc dù chưa có điều tra chính thức nguyên nhân gây tai nạn lật tàu nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, ngoài các nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân là các mẫu tàu cá truyền thống không đảm bảo được tính năng hàng hải, nhất là khả năng chịu sóng gió khi tàu hoạt động xa bờ trong điều kiện thời tiết bất lợi. Rất nhiều tàu đánh bắt thủy sản khi hoạt động xa bờ đã không thể trụ nổi trên biển khi áp thấp nhiệt đới (thường kèm theo gió cấp 7 - 8) vì tàu bị vào nước khá nhiều khi gặp sóng lớn, gây nguy hiểm cho con tàu. Do đó chủ trương của Nhà nước về chiến lược biển hiện nay là tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ các tàu cá cỡ nhỏ và phát triển đội tàu cá cỡ lớn để đảm bảo mức độ an toàn và nâng cao năng lực đánh bắt. Vì thế, vấn đề đánh giá mức độ an toàn nói chung PGS.TS. Trần Gia Thái: Khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang ThS. Đào Hồng Đức: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản và khả năng chịu sóng gió thực tế của đội tàu cá ở nước ta nói riêng, có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại, lựa chọn các mẫu tàu cá truyền thống có tính năng tốt, mức độ an toàn cao để làm tàu mẫu khi nghiên cứu thiết kế các mẫu tàu cá truyền thống cho các địa phương. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phương pháp đánh giá mức độ an toàn, mà thực chất là xác định khả năng chịu sóng gió thực tế của tàu cá. II. PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp, nội dung nghiên cứu Như đã nhận xét, mục tiêu của việc đánh giá mức độ an toàn về ổn định của đội tàu đánh cá nói chung không phải là chỉ để so sánh các thông số ổn định của các tàu đang tính với yêu cầu do quy phạm quy định, mà còn để đánh giá khả năng chịu đựng được sóng gió của các tàu so với điều kiện tải trọng thực tế của nó. Tuy nhiên, các phương pháp tính ổn định truyền thống hiện nay chỉ cho phép xác định được ổn định tàu trong điều kiện lý thuyết mà không đánh giá được mức độ ổn định của tàu trong điều kiện sóng gió thực tế. Ngay cả trong hướng dẫn của Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cở nhỏ Việt Nam TCVN 7111 : 2002 cũng chỉ quy định tính kiểm tra ổn định theo vùng hoạt động và tương ứng mỗi vùng sẽ có giá trị áp lực gió cụ thể để kiểm tra ổn định tàu. Trong khi vấn đề đang đặt ra trong thực tế là các ngư dân đi biển lại thường rất muốn biết con tàu của mình có khả năng đảm bảo được ổn định ở cấp sóng gió nào - thông số được cơ quan dự báo thời tiết thông báo, để có thể quyết định khả năng tàu tiếp tục hoạt động trên biển hay phải quay về bờ khi gặp thời tiết bất lợi. Theo cách làm thông thường hiện nay, mức độ an toàn về ổn định tàu được đánh giá dựa trên cơ sở tính toán đồ thị ổn định - đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tay đòn ổn định theo góc nghiêng, và kiểm tra ổn định bằng cách so sánh các thông số đặc trưng ổn định theo các tiêu chuẩn của Quy phạm đối với từng loại tàu. Trong trường hợp này, chúng tôi sử dụng AutoShip, một trong những phần mềm thiết kế tàu khá thông dụng hiện nay [3] để tính ổn định tàu. Việc kiểm tra ổn định tàu cá được thực hiện theo hướng dẫn trong Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cở nhỏ của Việt Nam TCVN 7111:2002, gồm kiểm tra theo tiêu chuẩn thời tiết và hệ tiêu chuẩn thống kê [2]. Với cách đặt vấn đề như thế, để giải quyết bài toán đặt ra ở đây cần giải quyết hai nội dung cụ thể như sau: ● Khảo sát thực tế đối v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tàu đánh cá Phần mềm AutoShip Tiêu chuẩn thống kê Khả năng chịu đựng sóng gió thực tế Đội tàu đánh cáGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vai trò của số liệu thống kê trong hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng
5 trang 32 0 0 -
Phân tích đánh giá kết quả tính diện tích mặt ướt vỏ tàu đánh cá, chương 8
6 trang 23 0 0 -
Quyết định số 768/QĐ-BKHĐT 2013
24 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu mô phỏng thủy động lực học chuyển động của tàu thủy trên sóng điều hòa
7 trang 18 0 0 -
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 15
3 trang 11 0 0 -
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 14
17 trang 11 0 0 -
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 7
6 trang 10 0 0 -
Nghiên cứu chế tạo tiêu radar phản xạ góc dạng lưới kiểu gấp ứng dụng cho tàu đánh cá
8 trang 8 0 0 -
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 10
10 trang 8 0 0 -
Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 12
5 trang 8 0 0