Nghiên cứu so sánh kiểu nhà nho ẩn dật trong chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và say rượu tới chơi đền Phù Bích
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 288.45 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xét về đặc điểm loại hình tác giả, Nguyễn Dữ xác lập rõ rệt trên tư cách nhà nho ẩn dật hơn so với Kim Thời Tập cũng bởi tính đặc thù của sự ảnh hưởng, tiếp thu hệ tư tưởng cũng như văn hóa truyền thống Việt - Hàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu so sánh kiểu nhà nho ẩn dật trong chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và say rượu tới chơi đền Phù BíchTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 35 NGHIÊN CỨU SO SÁNH KIỂU NHÀ NHO ẨN DẬT TRONG CHUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN VÀ SAY RƯỢU TỚI CHƠI ĐỀN PHÙ BÍCH Kim Ki Hyun (Kim Kì Hiền) Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Xét về đặc điểm loại hình tác giả, Nguyễn Dữ xác lập rõ rệt trên tư cách nhà nho ẩn dật hơn so với Kim Thời Tập cũng bởi tính đặc thù của sự ảnh hưởng, tiếp thu hệ tư tưởng cũng như văn hóa truyền thống Việt - Hàn. Song ở phương diện ký thác hình tượng mẫu người chối từ danh lợi để hướng đến một cuộc sống tự do, thích chí trong tác phẩm thì Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập có nhiều điểm gặp gỡ thú vị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (trích Truyền kỳ mạn lục) và Say rượu tới chơi đền Phù Bích (trích Kim Ngao tân thoại) để bàn sâu về nội dung này. Từ khóa: Loại hình tác giả, Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ, Kim Ngao tân thoại, Kim Thời Tập, nhà nho ẩn dật Nhận bài ngày 05.3.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Kim Ki Hyun (NCS Hàn Quốc); Email: kimkihyun1989@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vốn là một loại hình tác giả có tính khu vực, sự lựa chọn cuộc đời cũng như sự nghiệpcủa tác giả ẩn sĩ trong nền văn học Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm rất líthú. Điều này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn tới trong một số công trình nghiêncứu. Truyền kỳ mạn lục cũng như Kim Ngao tân thoại vốn chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăngtân thoại, song xét ở tư cách tác giả, chỉ có Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập mới rõ hơn cả vềkiểu tác giả ẩn sĩ, mặc dù trong Tiễn đăng tân thoại cũng có sự xuất hiện của kiểu nhân vậtdật sĩ (tiêu biểu nhất là Từ Dật trong truyện Thăm người ở ẩn chốn Thiên Thai). Bởi sựtương thích giữa cuộc đời của tác giả đến sự xuất hiện của hình tượng mang dáng dấpchính nhà văn nên trong trường hợp này, chúng tôi chỉ tập trung bàn đến hai truyện là TừThức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ và Say rượu tới chơi đền Phù Bích của Kim Thời Tập.36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Nguyên nhân của sự lựa chọn con đường thoái lui Thực tế cho thấy, tác giả Nguyễn Dữ vốn từng ôm ấp lý tưởng quan trường như baonhà nho thời trung đại khác nên đã miệt mài sách vở, từng tham gia thi Hương, đỗ cử nhânvà làm quan huyện khoảng một năm. Nhưng do sự biến động của thế cuộc lúc bấy giờkhông như mong muốn của cá nhân ông nên Nguyễn Dữ đã lấy cớ là về quê chăm sóc mẹgià cho trọn đạo hiếu, ông dứt khoát từ quan và lui về rừng núi Thanh Hóa ở ẩn từ đó chođến hết cuộc đời. Ông thuộc vào mẫu những nho sĩ từ quan và ẩn dật suốt đời, coi ẩn dậtnhư một lẽ sống và hoàn toàn hài lòng về cuộc sống đó của mình. Còn Kim Thời Tập thìkhông may mắn bằng Nguyễn Dữ. Kim Thời Tập có một cuộc đời vất vả, cực khổ hơn vớihọ Nguyễn. Từ nhỏ, do sự ân sủng của nhà vua mà ông đã khắc cốt ghi tâm sẽ mãi mãitrung thành để cúc cung tận tụy. Ông chăm chỉ học hành, dùi mài kinh sử những mong códịp thi thố và công hiến. Tuy nhiên, sự kiện vua Sêjô cướp ngôi của Tanjong đã khiến ôngbuồn nản và mất ý chí phấn đấu. Không những vậy, ông đã từng khóc rống lên, rồi đốt hếtsách vở, bỏ đi phiêu lãng, sau đó vào núi sâu, lấy hiệu là Tuyết Sầm rồi ẩn ở đó. Ông giảđiên, chê cười cuộc đời và đi lãng du khắp đất nước, cất lên những lời ca buồn để giảiphóng những ẩn ức nội tâm. Theo nhà nghiên cứu Toàn Huệ Khanh, nội dung này đã đượcKim Thời Tập thể hiện khá rõ trong Mai Nguyệt đường tập [9, tr.8; các trích dẫn tác phẩmcủa Kim Thời Tập trong bài viết đều lấy từ bản dịch này] và ở Hàn Quốc, thơ văn của ôngđược đánh giá cao. Đó là cuộc đời thực của hai tác giả. Còn trong Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã xâydựng hình tượng nhân vật chính là Từ Thức. Người này được nhắc đến ngay từ đầu truyệnngắn như sau: “Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức,vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du…” [1, tr.304; các trích dẫn tác phẩm củaNguyễn Dữ trong bài viết đều lấy từ bản dịch này]. Thông tin này khá đúng với cuộc đờicủa Nguyễn Dữ, duy chỉ có tên nhân vật, tên huyện là đã bị thay đổi đi mà thôi. Từ Thứclàm quan song bỏ bê việc quan, vốn tính hay rượu, thích đàn, ham chơi nên “… việc sổsách ùn cả lại thường bị quan trên quở mắng”. Bình thường, nếu kẻ làm quan mà bị cấptrên trách mắng sẽ tìm cách để lo chuộc lỗi và hẳn là sẽ cố gắng để làm tốt trong những lầnsau. Nhưng ở đây, Từ Thức lại than rằng: “- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ màbuộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụgì ta vậy”. Ngay sau đó, Từ đã trả ấn, bỏ quan về quê sống cuộc sống ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu so sánh kiểu nhà nho ẩn dật trong chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và say rượu tới chơi đền Phù BíchTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 35 NGHIÊN CỨU SO SÁNH KIỂU NHÀ NHO ẨN DẬT TRONG CHUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN VÀ SAY RƯỢU TỚI CHƠI ĐỀN PHÙ BÍCH Kim Ki Hyun (Kim Kì Hiền) Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt: Xét về đặc điểm loại hình tác giả, Nguyễn Dữ xác lập rõ rệt trên tư cách nhà nho ẩn dật hơn so với Kim Thời Tập cũng bởi tính đặc thù của sự ảnh hưởng, tiếp thu hệ tư tưởng cũng như văn hóa truyền thống Việt - Hàn. Song ở phương diện ký thác hình tượng mẫu người chối từ danh lợi để hướng đến một cuộc sống tự do, thích chí trong tác phẩm thì Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập có nhiều điểm gặp gỡ thú vị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (trích Truyền kỳ mạn lục) và Say rượu tới chơi đền Phù Bích (trích Kim Ngao tân thoại) để bàn sâu về nội dung này. Từ khóa: Loại hình tác giả, Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ, Kim Ngao tân thoại, Kim Thời Tập, nhà nho ẩn dật Nhận bài ngày 05.3.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Kim Ki Hyun (NCS Hàn Quốc); Email: kimkihyun1989@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vốn là một loại hình tác giả có tính khu vực, sự lựa chọn cuộc đời cũng như sự nghiệpcủa tác giả ẩn sĩ trong nền văn học Trung Hoa, Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm rất líthú. Điều này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn tới trong một số công trình nghiêncứu. Truyền kỳ mạn lục cũng như Kim Ngao tân thoại vốn chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăngtân thoại, song xét ở tư cách tác giả, chỉ có Nguyễn Dữ và Kim Thời Tập mới rõ hơn cả vềkiểu tác giả ẩn sĩ, mặc dù trong Tiễn đăng tân thoại cũng có sự xuất hiện của kiểu nhân vậtdật sĩ (tiêu biểu nhất là Từ Dật trong truyện Thăm người ở ẩn chốn Thiên Thai). Bởi sựtương thích giữa cuộc đời của tác giả đến sự xuất hiện của hình tượng mang dáng dấpchính nhà văn nên trong trường hợp này, chúng tôi chỉ tập trung bàn đến hai truyện là TừThức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ và Say rượu tới chơi đền Phù Bích của Kim Thời Tập.36 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Nguyên nhân của sự lựa chọn con đường thoái lui Thực tế cho thấy, tác giả Nguyễn Dữ vốn từng ôm ấp lý tưởng quan trường như baonhà nho thời trung đại khác nên đã miệt mài sách vở, từng tham gia thi Hương, đỗ cử nhânvà làm quan huyện khoảng một năm. Nhưng do sự biến động của thế cuộc lúc bấy giờkhông như mong muốn của cá nhân ông nên Nguyễn Dữ đã lấy cớ là về quê chăm sóc mẹgià cho trọn đạo hiếu, ông dứt khoát từ quan và lui về rừng núi Thanh Hóa ở ẩn từ đó chođến hết cuộc đời. Ông thuộc vào mẫu những nho sĩ từ quan và ẩn dật suốt đời, coi ẩn dậtnhư một lẽ sống và hoàn toàn hài lòng về cuộc sống đó của mình. Còn Kim Thời Tập thìkhông may mắn bằng Nguyễn Dữ. Kim Thời Tập có một cuộc đời vất vả, cực khổ hơn vớihọ Nguyễn. Từ nhỏ, do sự ân sủng của nhà vua mà ông đã khắc cốt ghi tâm sẽ mãi mãitrung thành để cúc cung tận tụy. Ông chăm chỉ học hành, dùi mài kinh sử những mong códịp thi thố và công hiến. Tuy nhiên, sự kiện vua Sêjô cướp ngôi của Tanjong đã khiến ôngbuồn nản và mất ý chí phấn đấu. Không những vậy, ông đã từng khóc rống lên, rồi đốt hếtsách vở, bỏ đi phiêu lãng, sau đó vào núi sâu, lấy hiệu là Tuyết Sầm rồi ẩn ở đó. Ông giảđiên, chê cười cuộc đời và đi lãng du khắp đất nước, cất lên những lời ca buồn để giảiphóng những ẩn ức nội tâm. Theo nhà nghiên cứu Toàn Huệ Khanh, nội dung này đã đượcKim Thời Tập thể hiện khá rõ trong Mai Nguyệt đường tập [9, tr.8; các trích dẫn tác phẩmcủa Kim Thời Tập trong bài viết đều lấy từ bản dịch này] và ở Hàn Quốc, thơ văn của ôngđược đánh giá cao. Đó là cuộc đời thực của hai tác giả. Còn trong Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã xâydựng hình tượng nhân vật chính là Từ Thức. Người này được nhắc đến ngay từ đầu truyệnngắn như sau: “Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức,vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du…” [1, tr.304; các trích dẫn tác phẩm củaNguyễn Dữ trong bài viết đều lấy từ bản dịch này]. Thông tin này khá đúng với cuộc đờicủa Nguyễn Dữ, duy chỉ có tên nhân vật, tên huyện là đã bị thay đổi đi mà thôi. Từ Thứclàm quan song bỏ bê việc quan, vốn tính hay rượu, thích đàn, ham chơi nên “… việc sổsách ùn cả lại thường bị quan trên quở mắng”. Bình thường, nếu kẻ làm quan mà bị cấptrên trách mắng sẽ tìm cách để lo chuộc lỗi và hẳn là sẽ cố gắng để làm tốt trong những lầnsau. Nhưng ở đây, Từ Thức lại than rằng: “- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ màbuộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụgì ta vậy”. Ngay sau đó, Từ đã trả ấn, bỏ quan về quê sống cuộc sống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Loại hình tác giả Truyền kỳ mạn lục Kim Ngao tân thoại Kim Thời Tập Nhà nho ẩn dậtTài liệu liên quan:
-
6 trang 308 0 0
-
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 288 0 0 -
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 273 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 223 0 0
-
8 trang 221 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 217 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 209 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 207 0 0