Nghiên cứu sử dụng cúc vạn thọ nhỏ (Tagestes Patula L.) trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 752.98 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng Cúc vạn thọ nhỏ trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn đồng thời đem lại giá trị kinh tế, giải quyết được vấn đề sinh khối sau xử lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng cúc vạn thọ nhỏ (Tagestes Patula L.) trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique) . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÖC VẠN THỌ NHỎ (TAGESTES PATULA L.) TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG KĨ THUẬT THỦY CANH MÀNG DINH DƢỠNG (NUTRIENT FILM TECHNIQUE) Nguyễn Trung Kiên, Dương Thị Thủy Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nước thải sinh hoạt và nông nghiệp thường gây ra hiện tượng phú dưỡng nhanh chóng ở các vùng nước tự nhiên vì vậy đòi hỏi cần phải xử lý trước khi xả thải. Tuy nhiên, vấn đề thu gom và xử lý nước thải tại các khu vực nông thôn hoặc những nơi có mật độ dân số thấp là tương đối khó khăn. Áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại các khu vực này thường có tính khả thi không cao do chi phí tốn kém về công nghệ, năng lượng và đòi hỏi người vận hành có trình độ. Gần đây, sự chú ý đã được hướng vào các quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ đất ngập nước (wetland) sử dụng một số loại thực vật thủy sinh đóng vai trò làm tác nhân lọc vì chi phí thấp và dễ hoạt động (Ciria et al. 2005). Do đặc tính thành phần nước thải sinh hoạt và nông thôn có nguồn gốc chủ yếu từ chất hữu cơ và chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng thực vật (Abe & Ozaki 1998). Các loài thực vật lớn (macrophytes) từ bèo tấm, lục bình, tới các loài cỏ nến, lau sậy và cỏ lác đã được áp dụng ở các vùng đất ngập nước. Những nghiên cứu tiến hành trên việc loại bỏ phốt pho tổng số (TP) và nitơ tổng số (TN) cho thấy một phạm vi rất rộng về hiệu quả xử lý (Drizo et al. 2000). Mặc dù vậy, một trong những hạn chế của công nghệ đất ngập nước là vấn đề sinh khối sau xử lý. Do hầu hết các đối tượng thực vật được sử dụng đều có giá trị kinh tế thấp (Jewell 1994). Ngoài các hình thức xử lý truyền thống như làm biogas, thức ăn gia súc, sản xuất sợi hoặc phân bón, lượng sinh khối này không còn giá trị nào khác về mặt kinh tế. Kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng dựa trên cơ sở thực vật được trồng trong một dòng chảy tuần hoàn liên tục của lớp nước mỏng (2 cm) trải đều trên một bề mặt phẳng tạo thành một lớp màng dinh dưỡng (nutrient film) đi qua hệ thống rễ. Hệ rễ thực vật phát triển cả bên trên và dưới mặt nước trong hệ thống. Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy canh màng dinh dưỡng trong xử lý nước thải đã được một số tác giả thực hiện và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Nghiên cứu sử dụng hoa Hồng trong xử lý nước thải cho thấy, với hàm lượng các thông số đầu vào COD 39 ± 13 mg / L, BOD5 7 ± 4 mg / L và SS 8 ± 6 mg / L. Sau 24 giờ, tỷ lệ loại bỏ tương ứng lên đến 89%, 95% và 94%, trong khi thí nghiệm đối chứng không cây chỉ là 55%, 33% và 53% (Monnet et al. 2002). Đối với hoa Cúc (Chrysanthemum cinerariaefolium Trev.), hiệu quả xử lý là 95%, 91% và 99% đối với các chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), và nhu cầu ôxy hóa học (COD) sau 48 giờ, tổng nitơ và phốt pho tổng số cũng được loại bỏ tới 40% và 80% (Vaillant et al. 2002). Khả năng xử lý của cây Cà độc gai tù (Datura innoxia) cũng được ghi nhận, theo Vaillant et al. (2002) trong 6 tháng thí nghiệm với nồng độ thành phần nước thải dao động khá lớn SS (37-400 mg / L), BOD5 (64-1100 mg / L) và COD (187-1650 mg/L). Tuy nhiên, hiệu quả loại bỏ sau 48h của hệ thống vẫn khá ổn định. Các thông số SS, BOD5 và COD đều giảm tương ứng, 98%, 91% và 82% (Vaillant et al. 2003). Nhật Bản đã sản xuất cà chua sử dụng công nghệ màng dinh dưỡng trong xử lý ô nhiễm sông và các thành phố nhỏ. Hệ thống này đã loại bỏ được hơn 99% carbon hữu cơ tổng số (TOC) (Ohta et al. 1993). Cúc vạn thỏ nhỏ (Tagetes patula L) là cây có có sức sống cao, sinh trưởng quanh năm, chịu được ô nhiễm của nước thải và có khả năng thích ứng với các điều kiện trồng thủy canh khá tốt. 1265 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT Sinh khối của Cúc vạn thọ nhỏ có thể được sử dụng như cây hoa cảnh hoặc chiết xuất bioflavonoids trong sản xuất thuốc trừ sâu,… (Bùi Thị Trang và cs. 2015; Ngô Thụy Diễm Trang và Lâm Nguyễn Ngọc Hoa, 2016). Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng Cúc vạn thọ nhỏ trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn đồng thời đem lại giá trị kinh tế, giải quyết được vấn đề sinh khối sau xử lý. I. VẬT LIỆ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng cúc vạn thọ nhỏ (Tagestes Patula L.) trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique) . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÖC VẠN THỌ NHỎ (TAGESTES PATULA L.) TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG KĨ THUẬT THỦY CANH MÀNG DINH DƢỠNG (NUTRIENT FILM TECHNIQUE) Nguyễn Trung Kiên, Dương Thị Thủy Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nước thải sinh hoạt và nông nghiệp thường gây ra hiện tượng phú dưỡng nhanh chóng ở các vùng nước tự nhiên vì vậy đòi hỏi cần phải xử lý trước khi xả thải. Tuy nhiên, vấn đề thu gom và xử lý nước thải tại các khu vực nông thôn hoặc những nơi có mật độ dân số thấp là tương đối khó khăn. Áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại các khu vực này thường có tính khả thi không cao do chi phí tốn kém về công nghệ, năng lượng và đòi hỏi người vận hành có trình độ. Gần đây, sự chú ý đã được hướng vào các quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ đất ngập nước (wetland) sử dụng một số loại thực vật thủy sinh đóng vai trò làm tác nhân lọc vì chi phí thấp và dễ hoạt động (Ciria et al. 2005). Do đặc tính thành phần nước thải sinh hoạt và nông thôn có nguồn gốc chủ yếu từ chất hữu cơ và chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng thực vật (Abe & Ozaki 1998). Các loài thực vật lớn (macrophytes) từ bèo tấm, lục bình, tới các loài cỏ nến, lau sậy và cỏ lác đã được áp dụng ở các vùng đất ngập nước. Những nghiên cứu tiến hành trên việc loại bỏ phốt pho tổng số (TP) và nitơ tổng số (TN) cho thấy một phạm vi rất rộng về hiệu quả xử lý (Drizo et al. 2000). Mặc dù vậy, một trong những hạn chế của công nghệ đất ngập nước là vấn đề sinh khối sau xử lý. Do hầu hết các đối tượng thực vật được sử dụng đều có giá trị kinh tế thấp (Jewell 1994). Ngoài các hình thức xử lý truyền thống như làm biogas, thức ăn gia súc, sản xuất sợi hoặc phân bón, lượng sinh khối này không còn giá trị nào khác về mặt kinh tế. Kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng dựa trên cơ sở thực vật được trồng trong một dòng chảy tuần hoàn liên tục của lớp nước mỏng (2 cm) trải đều trên một bề mặt phẳng tạo thành một lớp màng dinh dưỡng (nutrient film) đi qua hệ thống rễ. Hệ rễ thực vật phát triển cả bên trên và dưới mặt nước trong hệ thống. Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy canh màng dinh dưỡng trong xử lý nước thải đã được một số tác giả thực hiện và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Nghiên cứu sử dụng hoa Hồng trong xử lý nước thải cho thấy, với hàm lượng các thông số đầu vào COD 39 ± 13 mg / L, BOD5 7 ± 4 mg / L và SS 8 ± 6 mg / L. Sau 24 giờ, tỷ lệ loại bỏ tương ứng lên đến 89%, 95% và 94%, trong khi thí nghiệm đối chứng không cây chỉ là 55%, 33% và 53% (Monnet et al. 2002). Đối với hoa Cúc (Chrysanthemum cinerariaefolium Trev.), hiệu quả xử lý là 95%, 91% và 99% đối với các chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), và nhu cầu ôxy hóa học (COD) sau 48 giờ, tổng nitơ và phốt pho tổng số cũng được loại bỏ tới 40% và 80% (Vaillant et al. 2002). Khả năng xử lý của cây Cà độc gai tù (Datura innoxia) cũng được ghi nhận, theo Vaillant et al. (2002) trong 6 tháng thí nghiệm với nồng độ thành phần nước thải dao động khá lớn SS (37-400 mg / L), BOD5 (64-1100 mg / L) và COD (187-1650 mg/L). Tuy nhiên, hiệu quả loại bỏ sau 48h của hệ thống vẫn khá ổn định. Các thông số SS, BOD5 và COD đều giảm tương ứng, 98%, 91% và 82% (Vaillant et al. 2003). Nhật Bản đã sản xuất cà chua sử dụng công nghệ màng dinh dưỡng trong xử lý ô nhiễm sông và các thành phố nhỏ. Hệ thống này đã loại bỏ được hơn 99% carbon hữu cơ tổng số (TOC) (Ohta et al. 1993). Cúc vạn thỏ nhỏ (Tagetes patula L) là cây có có sức sống cao, sinh trưởng quanh năm, chịu được ô nhiễm của nước thải và có khả năng thích ứng với các điều kiện trồng thủy canh khá tốt. 1265 . TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT Sinh khối của Cúc vạn thọ nhỏ có thể được sử dụng như cây hoa cảnh hoặc chiết xuất bioflavonoids trong sản xuất thuốc trừ sâu,… (Bùi Thị Trang và cs. 2015; Ngô Thụy Diễm Trang và Lâm Nguyễn Ngọc Hoa, 2016). Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng Cúc vạn thọ nhỏ trong xử lý nước thải sinh hoạt bằng kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn đồng thời đem lại giá trị kinh tế, giải quyết được vấn đề sinh khối sau xử lý. I. VẬT LIỆ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cúc vạn thọ nhỏ Xử lý nước thải sinh hoạt Kĩ thuật thủy canh màng dinh dưỡng Nước thải sinh hoạt Tài nguyên sinh vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
ĐỀ TÀI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
21 trang 249 0 0 -
Đề tài: XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN VỚI CÔNG SUẤT 350 M3/NGÀY ĐÊM
15 trang 121 0 0 -
72 trang 86 0 0
-
Sơ đồ tư duy môn Địa lí lớp 12
28 trang 55 0 0 -
63 trang 54 0 0
-
Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng mô hình hồ thủy sinh nuôi bèo lục bình
7 trang 39 0 0 -
Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng kỹ thuật tưới ngầm
42 trang 33 0 0 -
Đề tài về: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
18 trang 29 0 0 -
Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài thực vật thân gỗ của rừng lá rộng thường xanh tỉnh Bình Phước
11 trang 28 0 0 -
Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae
10 trang 28 0 0