Danh mục

Nghiên cứu sử dụng oxylosop vào công tác chẩn đoán kỹ thuật động cơ đốt trong, chương 1

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.95 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán kỹ thuật là phương pháp dùng thiết bị máy móc để kiểm tra trạng thái kỹ thuật, mà không cần phải tháo rời các cụm, các tổng thành đó. Nó dựa trên hệ thống các quy luật, tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của cụm máy, tổng thành để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt hay xấu. Công cụ chẩn đoán là tập hợp các trang bị kỹ thuật, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích đánh giá tình trạng kỹ thuật.Nó bao gồm : Các cảm nhận của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng oxylosop vào công tác chẩn đoán kỹ thuật động cơ đốt trong, chương 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT 1.1.1. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng kỹ thuật 1. Định nghĩa Chẩn đoán kỹ thuật là phương pháp dùng thiết bị máy móc để kiểm tra trạng thái kỹ thuật, mà không cần phải tháo rời các cụm, các tổng thành đó. Nó dựa trên hệ thống các quy luật, tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của cụm máy, tổng thành để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt hay xấu. Công cụ chẩn đoán là tập hợp các trang bị kỹ thuật, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích đánh giá tình trạng kỹ thuật.Nó bao gồm : Các cảm nhận của con người, sự phân tích đánh giá của các chuyên gia, các bộ vi sử lý, các phần mềm tính toán … Đối tượng chẩn đoán là đối tượng áp dụng chẩn đoán kỹ thuật. Nó có thể là một cơ cấu, tập hợp các cơ cấu, hay toàn bộ hệ thống. Tình trạng kỹ thuật của đối tượng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật bên trong tại một thời điểm. Nó được đặc trưng bởi các thông số cấu trúc, hình dáng các quá trình vật lý, hoá học… Việc xác định các thông số trạng thái kỹ thuật nhằm xác định chất lượng chi tiết, tổng thể hệ thống là hết sức cần thiết. 2. Yêu cầu Việc xác định trạng thái kỹ thuật của cụm, tổng thành không cần tháo rời, không thay đổi sơ đồ lắp ráp và sơ đồ động, mà vẫn cung cấp cho ta thông tin về mức độ hư hỏng của chi tiết. Do đó, chẩn đoán kỹ thuật đòi hỏi phải có độ tin cậy cao. 3. Ý nghĩa - Giảm giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật. - Nâng cao độ bền lâu, giảm chi phí phụ ù ng thay thế, giảm t độ hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời các cụm tổng thành. - Giảm tiêu hao nhiên li u, dầu nhờn do phát hiện kịpthời ệ để điều chỉnh các bộ phận đưa về trạng thái làm việc tối ưu. - Đánh giá tình trạng kỹ thuật của đối tượng kiểm tra một cách chính xác, nhanh chóng. - Chẩn đoán kỹ thuật giúp đưa ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp. 4. Chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng kỹ thuật Chẩn đoán kỹ thuật là biện pháp hỗ trợ trong hệ thống bảo dưỡng. Nó đánh giá trạng thái kỹ thuật của đối tượng kiểm tra một cách chính xác, khách quan và nhanh chóng. Mặt khác, cũng dự báo khả năng hoạt động an toàn của đối tượng kiểm tra và quyết định phương án bảo dưỡng hoặc sửa chữa kịp thời những hư hỏng đã phát hiện. Vì vậy, ngày nay hướng sử dụng chẩn đoán kỹ thuật là một biện pháp chính để kiểm tra trạng thái kỹ thuật mà không cần phải tháo rời. Chẩn đoán kỹ thuật ngày càng hoàn thiện và phát huy vai trò của nó. Trong sửa chữa, chẩn đoán kỹ thuật phải: Phát hiện được nguyên nhân gây ra sự cố hư hỏng, từ đó xác định biện pháp kỹ thuật để khắc phục tình trạng hư hỏng đó. Phương án bố trí vị trí của chẩn đoán kỹthuật trong quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa: -Sử dụng cùng với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa . - Sử dụng riêng trên một tuyến chẩn đoán. Trong đó phương án thứ nhất được dùng khá phổ biến. Công tác chẩn đoán được tiến hành ngay trên dây chuyền bảo dưỡng kỹ thuật. Người ta còn tiến hành chẩn đoán kết hợp với công tác chăm sóc dự phòng và sửa chữa trên các cầu chuyên dùng có trang bị thiết bị chẩn đoán kỹ thuật . 1.1.2. Vị trí công tác trong dây chuyền bảo dưỡng và sửa chữa Chẩn đoán trạng thái kỹ một khâu rất quan trọng trong thuật àl q uá trình sản xuất của xí nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành của sửa chữa, tiết kiệm thời gian sửa chữa . Áp dụng phương pháp chẩn đoán kỹ thuật, có thể xác định các thông số biểu thị trạng thái kỹ thuật của tổng thành và của chi tiết. Do đó, có thể xác định được công việc phải làm,đánh giá được kết quả, chất lượng của công việc đó… Áp dụng chẩn đoán kỹ thuật có thể giảm bớt một khối lượng lớn lao động trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa . Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như thiết bị chẩn đoán. Do đó tùy theo điều kiện sản xuất, sửa chữa cụ thể mà lựa chọn phương án chẩn đoán, công việc bảo dưỡng phải phù hợp với quy mô của xí nghiệp để tăng tính kinh tế. 1.1.3. Một số thông số đặc trưng trong chẩn đoán kỹ thuật 1. Tính hư hỏng Trong quá trình sử dụng, tính năng kỹ thuật của động cơ đốt trong thay đổi, các sự cố kỹ thuật xuất hiện dưới dạng này hay dạng khác. Hư hỏng kỹ thuật được chia thành 4 loại: + Hư hỏng do kết cấu : Là hư hỏng phát sinh theo quy luật, trùng lặp nhiều lần có đặc trưng giống nhau nhưng thường chỉ phát sinh ở một vị trí nhất định. Những hư hỏng thường là : chi tiết bị gãy, rạn nứt do sức bền của chi tiết kém… + Hư hỏng do công nghệ : Không đảm bảo độ bóng, độ cứng bề mặt, nhiệt luyện sai… + Hư hỏng do vận hành : Như quá tải, thiếu dầu bôi trơn, dùng nhiên liệu xấu… + Hư hỏng hỏng do quá trình già cỗi: Là dạng hư hỏng tự nhiên tuân theo quy luật mài mòn tự nhiên. Khi độ mòn tăng, quá trình già cỗi càng rút ngắn lại vì các hiện tượng va đập, rung động… Theo số kiệu thống kê: Xác suất của bốn loại hư hỏng này có giá trị gần giống nhau. 2.Tham số cấu trúc Cấu trúc của hệ động lực được hiểu là vị trí tương quan giữa các chi tiết trong một bộ phận. Theo thời gian sử dụng, cấu trúc bị thay đổi do sự mài mòn. Sự thay đổi cấu trúc là sự thay đổi tính chất lắp ghép của chi tiết. Cấu trúc của đối tượng chẩn đoán được biểu thị bằng tham số gọi à l tham số cấu trúc. Vậy tham số cấu những tham số chỉ rõ đặc điểm kết cấu trúc à l của cụm máy, do nhà chế tạo quy định như : kích thước, khe hở lắp ghép, góc đánh lửa sớm, góc phun sớm… ...

Tài liệu được xem nhiều: