Danh mục

Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 600.92 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ năm 1990- 2020. Bài viết đã sử dụng phương pháp ước lượng bằng mô hình hồi quy và mô hình chuỗi thời gian ARIMA để dự báo mối quan hệ đó trong tương lai. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đầu tư nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng có tác động đến lượng phát thải khí CO2 và mối quan hệ này tiếp tục duy trì theo tỷ lệ thuận trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM Đoàn Duy Trường Đào Phương Anh, Nguyễn Thị Kim Dung Trường Đại học Thương mại Email: doantruong163@gmail.comTóm tắt: Bài nghiên cứu nhằm nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đếntăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam từ năm 1990-2020. Bài viết đã sử dụng phương pháp ước lượng bằng mô hình hồi quy và mô hình chuỗithời gian ARIMA để dự báo mối quan hệ đó trong tương lai. Kết quả thực nghiệm chothấy, đầu tư nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vàquá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng có tác động đến lượng phát thải khí CO2và mối quan hệ này tiếp tục duy trì theo tỷ lệ thuận trong tương lai.Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, biến đổi khí hậu. THE IMPACTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON ECONOMIC GROWTH AND THE IMPACTS OF ECONOMIC GROWTH ON CLIMATE CHANGE IN VIETNAMAbstract: The study aims to evaluate the impacts of foreign direct investment on economicgrowth and the impacts of economic growth on climate change in Vietnam from 1990-2020. This employs an estimation method by regression model and ARIMA time seriesmodel to forecast that relationship in the future. The empirical results show that foreigndirect investment has a strong impact on Vietnams economic growth and Vietnamseconomic growth also has an impact on CO2 emissions and this relationship will continueto be maintained proportionally in the future.Keywords: FDI, economic growth, climate change.Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập kinh tế cùng với bối cảnh toàn cầu hóa, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các nướcnhận đầu tư. Tại Việt Nam, kể từ kế hoạch kinh tế-xã hội năm 1989 được thông qua, vốnFDI dần trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy nền kinh tếphát triển. Sự xuất hiện của FDI không những giúp lấp đầy khoảng trống trong phát triểnkinh tế mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, nângcao trình độ lao động. 622 Tuy nhiên, cuộc chạy đua thu hút dòng vốn FDI và mức tăng trưởng tổng sản phẩmquốc nội bình quân đầu người (GDP) đang tiến đến trần giới hạn chịu đựng của tự nhiên,khiến môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Đến lượt mình, biến đổi khí hậu làmgiảm mức tăng trưởng kinh tế, gây nên những bất ổn đối với an sinh xã hội và trở thànhmột trong những vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, đe dọa sự tồn vongcủa con người. Là một nước nông nghiệp, có bờ biển dài 3,260km nên Việt Nam, theođánh giá của Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), là một trong 5 nước đứngđầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu.Theo chỉ số về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI), đánh giá mức độ tổnthương do tác động của biến đổi khí hậu trong 30 năm tới thông qua 42 yếu tố kinh tế, xãhội và môi trường tại 193 quốc gia, Việt Nam xếp hạng thứ 23 trong tổng số 193 quốc giavà là một trong 30 nước chịu “rủi ro rất cao”. Vậy, mối quan hệ hiện tại của dòng vốn FDI, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khíhậu ở Việt Nam như thế nào? Liệu rằng trong tương lai, việc tăng thu hút dòng vốn FDI vàtăng trưởng kinh tế có tiếp tục làm nghiêm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường? Cólời giải nào cho bài toán về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu? Bàiviết tập trung vào nghiên về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinhtế đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam để làm rõ hơn tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tốnày, đồng thời dự báo mối quan hệ đó trong tương lai để đề xuất những khuyến nghị sửdụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả mà không gây ra những hệ lụy vềmôi trường. Với mục tiêu trên, bài viết được cấu trúc thành các phần nội dung như sau: (1)Đặt vấn đề; (2) Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm; (3) Phươngpháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu; (4) Kết quả và thảo luận; (5) Kết luận và khuyến nghị.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm1.1. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư một tỉlệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từngnước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. FDIthường kèm theo chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho các nước tiếp nhận đầutư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cánbộ quản lý... vào nước nhận đầu tư để thực hiện các dự án. Trong khi đó, tăng trưởng kinhtế được hiểu là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng củamột nước, từ đó làm tăng phúc lợi cả con người. Đầu tư nước ngoài có quan hệ hai chiềuđến tăng trưởng kinh tế. Đối với tác động tích cực của FDI với tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài làmtăng nguồn vốn trong nước, tạo ra động lực tích cực đối với việc huy động các nguồn vốnkhác như ODA, NGO. Khi điều tra về tác động của FDI và đầu tư trong nước, Borensztein& cộng sự (1998) nhận thấy hiệu ứng lấn át, nghĩa là, một đô la tăng lên trong dòng vốnFDI dẫn đến sự gia tăng trong tổng đầu tư của nền kinh tế nước chủ nhà hơn một đô la, vàokhoảng từ 1,5 đến 2,3 lần m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: