Danh mục

Nghiên cứu tách chiết hợp chất flavonoid từ lá chè xanh, trầu không và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.73 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Nghiên cứu tách chiết Flavonoid từ lá chè xanh, trầu không và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn” được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp chiết tách Flavonoid phù hợp điều kiện Việt Nam và đánh giá tác dụng của nguyên liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tách chiết hợp chất flavonoid từ lá chè xanh, trầu không và đánh giá hoạt tính kháng khuẩnNghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT HỢP CHẤT FLAVONOID TỪ LÁ CHÈ XANH, TRẦU KHÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN Đoàn Thanh Huyền1*, Lê Minh Trí2, Ngô Thị Thúy Phương1 Tóm tắt: Các hợp chất flavonoid được tiến hành tách chiết từ lá chè xanh, lá trầu không và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn trên các dòng vi khuẩn kiểm định: Bacillus subtilis, Escherichia coli, Candida albicans và Staphycoccus aureus. Sau khi đã tối ưu được quy trình tách chiết lá chè xanh và lá trầu không để sản xuất hợp chất flavonoid từ các nguồn nguyên liệu trên với các thông số kỹ thuật như: dung môi chiết là ethanol và ethylacetate và dung môi n-hexan trong 3 giờ, tỷ lệ dung môi: nguyên liệu là 3:1, nhiệt độ 50C. Kết quả chỉ ra rằng, hoạt chất flavonoid tách ra từ lá chè xanh, lá trầu không đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đặc biệt là đối với 2 chủng E. coli và S. aureus với các đường kính kháng khuẩn từ 0,5 cm đến 1,5 cm. Hoạt chất flavonoid được tách chiết từ lá trầu không có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với hoạt chất từ lá trà xanh. Hoạt tính kháng khuẩn được tăng lên rất nhiều sau khi chuyển dịch chiết sang dạng nano với đường kính kháng khuẩn từ 3,1 cm.Từ khoá: Bacillus subtilis; Candida albicans; Escherichia coli; Staphycoccus aureus; Hoạt tính kháng khuẩn;Hợp chất flavonoid. 1. MỞ ĐẦU Cây chè là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đất nước ta. Theothống kê của Tổng cục Hải quan, trong khoảng 5 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu chèbình quân của Việt Nam vào khoảng 150 triệu USD. Tuy nhiên, sự phát triển của cây chèvà các sản phẩm từ chè Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của nó [2]. Do vậy, cầnđẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng, đồng thời cần nghiên cứu chiết táchcác chất có hoạt tính sinh học cao (Flavonoid) nhằm ổn định, phát triển sản xuất và nângcao giá trị của cây chè. Một số nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng polyphenol trong láchè biến động mạnh theo mùa và theo tuổi lá. Bước đầu nghiên cứu thăm dò về một sốhoạt tính sinh học của chế phẩm flavonoid chiết xuất từ lá chè nhận thấy: chế phẩm có khảnăng chống oxy hóa cao, tác dụng bảo vệ gan trên chuột bị nhiễm độc CCl 4, có tác dụngkháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm, có tác dụng trênvết loét [4]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của lá trầu không, giải thíchđược tại sao cây trầu không được dân gian sử dụng trị vết thương nhiễm trùng có mủ sưngđau, sâu kiến đốt, bỏng, viêm quanh răng, dùng điều trị bệnh viêm họng [7],... Mặt khác,kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra khả năng trị được mầm bệnh thủy sản của lá trầukhông, tương lai bào chế thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho gia súc và động vật thủysinh từ lá trầu không [8]. Để khai thác lợi ích của chúng một cách tối ưu, các thành phần hóa học có hoạt tínhsinh học ở trong lá chè xanh và lá trầu không phục vụ lợi ích con người cần phải đượcnghiên cứu sâu hơn và hướng tới thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Vì vậy, “Nghiêncứu tách chiết Flavonoid từ lá chè xanh, trầu không và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn”được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp chiết tách Flavonoid phù hợp điều kiện ViệtNam và đánh giá tác dụng của nguyên liệu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứuTạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học - Vật liệu, 9 - 2020 285 Hóa học và Kỹ thuật môi trường2.1.1. Chủng vi sinh vật Chủng vi sinh vật chuẩn gồm chủng B. subtilis, E. coli, S. aureus, C. albicans do Phòngvi sinh vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học khoa học tự nhiên cung cấp.2.1.2. Nguyên liệu thực vật Lá chè xanh và lá trầu không được rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột mịn. Cao chiết flavonoid được tách ra từ lá chè xanh và lá trầu không.2.1.3. hương pháp nghiên cứu - Chiết tách flavonoid trong lá chè xanh, trầu không bằng dung môi được áp dụng ởTrung Quốc và trên thế giới. - Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên lớp mỏng Silica gel với các hệ dung môi toluen:ethylacetat: acetone: acid formic có tỷ lệ 5:2:2:1; Chỉ thị bằng UV/Vis 360nm; Thuốc hiệnVon’s (Ce/NH4/MoO4)[5]. - Định lượng bằng phương pháp Folin-Denis và Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp nốikhối phổ (HPLC - MS) trên hệ thiết bị LC/MSD - Trap - SL. - Xác định hoạt tính kháng khuẩn dựa vào phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Đầutiên, các chủng vi sinh vật thử nghiệm được hoạt hóa trên môi trường đĩa thạch LB vàYPG, ủ ở nhiệt độ 30C trong 5 ngày. Các khuẩn lạc thuần khiết được cấy sang bình tamgiác chứa 20 ml môi trường LB và YPG, nuôi lắc 200 vòng/phút ở nhiệt độ 30C qua đêm.Sau đó, 100 µl dịch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: