Danh mục

Nghiên cứu thời gian cửa bóng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Tim mạch An Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu: Tính thời gian cửa - bóng và các khoảng thời gian liên quan ở bệnh nhân 182 nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu; Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cửa-bóng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thời gian cửa bóng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Tim mạch An Giang 18115. WARIS A., ABID KJ, ISHAQUE S., ET AL, (2016),” Totally Extra- Peritoneal (TEP) Versus Tension Free Mesh Repair for Inguinal Hernia”, P J M H S, 10(1), pp.186-189. 8.NGHIÊN CỨU THỜI GIAN CỬA BÓNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ST CHÊNH LÊN TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG Huỳnh Quốc Bình, Nguyễn Hữu NghĩaĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh cấp cứu, là một trong những bệnh gây tửvong hàng đầu. Nên việc xử lý và tái thông động mạch vành cần được tiến hànhkhẩn trương trong điều kiện cho phép vì “Thời gian là cơ tim, cơ tim là sự sống”.Từ tháng 7/2013 Bệnh viện Tim Mạch An Giang đã triển khai kỹ thuật can thiệpđộng mạch vành qua da cho những bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Đặc biệtlà những bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạchvành qua da cấp cứu. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu về thời gian cửa-bóngtại địa phương, nhằm tìm hiểu, đánh giá và rút ra được những kinh nghiệm trongcan thiệp động mạch vành qua da cấp cứu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp STchênh lên, đồng thời đánh giá qui trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nhồi máucơ tim cấp khi vào cấp cứu thông qua thời gian cửa – bóng, chúng tôi tiến hànhthực hiện đề tài: “Nghiên cứu thời gian cửa - bóng và các yếu tố liên quan trênbệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Tim Mạch An Giang”với các mục tiêu như sau: 1. Tính thời gian cửa - bóng và các khoảng thời gian liên quan ở bệnh nhân 182nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. 2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cửa-bóng.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (Tiêu chuẩnđồng thuận lần ba (WHO/WHF/ESC/AHA/ACC 2012) vào Bệnh viện Tim MạchAn Giang được chụp và can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu trong khoảngthời gian 4/2017- 10/2017. Tiêu chuẩn loại trừ - Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Những trường hợp không xác định được thời gian vào viện và bơm bóng.2.2 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu:Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: Z2(1-α/2).p.(1-p) n≥ d2 Tính được n ≥ 63 Thực tế cỡ mẩu của nghiên cứu này =110Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện tất cả những bệnh nhân trong nghiên cứu được lựachọn theo trình tự trong khoảng thời gian thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và khôngnằm trong nhóm bị loại khỏi nghiên cứu.2.3 Nội dung nghiên cứu2.3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu - Giới: có 2 giá trị nam và nữ. - Tuổi: tính theo dương lịch, phân thành 2 nhóm: < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi - Nơi sinh sống: có 2 giá trị thành thị và nông thôn.2.3.2 Khảo sát một số yếu tố liên quan thời gian cửa – bóng: * Thời gian cửa - bóng: là khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân vào cửabệnh viện đến khi tái thông động mạch vành bằng nong bóng. * Các khoảng thời gian liên quan: (tính bằng phút) + Thời gian làm thủ tục nhập viện: từ lúc vào cửa bệnh viện đến xác 183 định chẩn đoán (tại khoa Khám bệnh). + Thời gian khám và tư vấn chụp mạch vành: từ khoa HSCC (hoặc TMCT) đến lúc gia đình đồng ý can thiệp ĐMV. + Thời gian khởi động LAB: Từ lúc xác định phương án can thiệp ĐMV đến lúc đưa BN đến phòng can thiệp. + Thời gian Cửa -LAB: từ lúc vào cửa BV đến phòng can thiệp. + Thời gian chụp mạch vành: từ chích mạch đến hoàn thành chụp mạch vành. + Thời gian thủ thuật: từ chích mạch đến kết thúc thủ thuật. 2.3.3. Thu thập số ngày nằm viện 2.4 Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu - Mỗi bệnh nhân được hỏi bệnh và thăm khám, dựa vào hồ sơ bệnh án, protocol thủ thuật, ghi nhận vào phiếu thu thập dữ liệu thống nhất. Các phiếu thu thập số liệu được đánh số 1, 2, …- Số liệu được lấy theo qui trình thống nhất cho tất cả các đối tượng NC. - Người thu thập số liệu là các bác sĩ thuộc khoa Tim mạch can thiệp. 2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Kiểm tra từng phiếu thu thập, ghi chép đầy đủ thông tin. Sau khi thu thập, số liệu được mã hóa và phân tích bằng phàn mềm thống kê SPSS 22.0. - Các biến định lượng được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn, và ước lượng khoảng tin cậy 95% nếu có phân phối chuẩn. Trong trường hợp không có phân phối chuẩn mô tả bằng trung vị (nhỏ nhất-lớn nhất) - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: