Danh mục

Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học GTVT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.65 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này khảo sát 115 sinh viên trường đại học GTVT, phân tích và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến động cơ học tập của sinh viên. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần nâng cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên trường Đại học GTVTHội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tảiNGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT Vũ Thanh Hiền Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội Email: vthien@utc.edu.vn; Tel: 0913095980Tóm tắt: Động cơ học tập là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả học tậpcủa sinh viên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành về động cơ học tập bêntrong và bên ngoài của người học. Tuy nhiên mỗi đối tượng người học sẽ có những đặcđiểm và động cơ học tập khác nhau. Hiện tại chưa có các công trình nghiên cứu về độngcơ học tập của sinh viên khối kỹ thuật, với đại đa số sinh viên là nam, đến từ nhữngvùng nông thôn, không có điều kiện kinh tế và học tập tốt bằng sinh viên thành thị. Bàibáo này khảo sát 115 sinh viên trường đại học GTVT, phân tích và làm sáng tỏ các yếutố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có nhiềuyếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến động cơ học tập của sinh viên. Dựavào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất với mong muốn góp phần nângcao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT.Từ khóa: yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, động cơ học tập, hứng thú học tập, chấtlượng giáo dục – đào tạo (GD-ĐT)1. ĐẶT VẤN ĐỀĐộng cơ học tập là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong nhân cách sinh viên. Nó quyếtđịnh mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm chiếmlĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Trong hệthống động cơ của con người, động cơ học tập giữ một vị trí rất quan trọng trong việcthúc đẩy con người nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hướng tới thành công.Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã xác định:giáo dục đại học phải “… tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”[1]. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng, đặt ra những yêu cầu mới cho công tác GD-ĐTđại học.Trường Đại học GTVT có kế hoạch bắt đầu từ năm học 2020-2021 sẽ nâng cao chấtlượng giảng dạy của giảng viên và phương pháp đánh giá học tập của sinh viên tiến tớiáp dụng chuẩn đầu ra theo CDIO. Và như vậy động cơ học tập của sinh viên là yếu tốrất quan trọng góp phần thực hiện được kế hoạch này.Có thể nói củng cố và phát triển động cơ học tập cho sinh viên ở trường ĐH GTVT làmột nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững địnhhướng nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Bài báo trìnhbày kết quả điều tra thực trạng động cơ học tập của 115 sinh viên trường ĐH GTVT,qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên và từ đó đưa racác gợi ý, đề xuất để nâng cao động cơ học tập của sinh viên trường đại học GTVT. -855-Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN2.1. Khái niệm về động cơ học tậpKhái niệm động cơ thực sự rất khó để định nghĩa và dường như các học giả đã khôngthể thống nhất để đưa ra một định nghĩa chung cho khái niệm này. Theo Gardner [2]động cơ bao gồm bốn khía cạnh, đó là mục tiêu, sự nỗ lực, sự mong muốn đạt đượcmục tiêu đó và thái độ tích cực đối với hoạt động đang được nói đến. Clement, Dornyei& Noels [3] định nghĩa động cơ là sự thúc đẩy để tạo ra và duy trì những ý định và cáchành động tìm kiếm mục tiêu. Như vậy, động cơ quan trọng vì nó quyết định mức độtham gia và thái độ tích cực của sinh viên đối với việc học.Ngoài ra, động cơ là nhu cầu về sự hoàn thành và thành công, sự tò mò, mong muốnđược khuyến khích và có những trải nghiệm mới. Vì thế, nếu người học được tạo độngcơ để học tập thì người học chắc chắn sẽ thành công. Djigunovie [4] cũng có quan điểmtương tự rằng nếu người học có động cơ thì họ sẽ học nhanh hơn và học nhiều hơn. Nhưvậy, dựa vào các định nghĩa trên, động cơ có thể được định nghĩa một cách vắn tắt nhưsau: động cơ bao gồm mục tiêu, sự cố gắng, nghị lực, sự tham gia tích cực và sự kiên trìcủa người học.2.1. 2. Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài (Intrinsic vs. Extrinsic motivation)Động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đã được nghiên cứu một cách rộng rãi vàchính sự phân loại thành hai loại động cơ này đã đóng góp những hiểu biết quan trọng ởcả hai lĩnh vực thực hành giáo dục và thực hành phát triển.Theo thuyết tự chủ của Deci và Ryan [5], động cơ học tập được phân loại dựa trênnhững lý do hay mục đích hoạt động khác nhau. Và họ đã phân loại động cơ học thànhhai loại cơ bản nhất, đó là động cơ bên trong (intrinsic motivation) và động cơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: