Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 187.48 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn dài 83km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và đa dạng sinh học của tỉnh nhưng lại đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Hoàng Văn Hùng*, Nguyễn Mạnh Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn dài 83km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và đa dạng sinh học của tỉnh nhưng lại đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do nước thải từ các hoạt động dân sinh; các cơ sở y tế; sản xuất kinh doanh; khai thác và chế biến khoáng sản trong lưu vực chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào sông Cầu. Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu, nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu và phân tích định kì 1 lần/tháng theo Quy chuẩn Việt Nam tại các xã: Dương Phong, Cầu Phà thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình huyện Chợ Mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng nước sông còn tương đối tốt và đang có xu hướng cải thiện dần (trung bình năm vẫn thấp hơn QCVN 08:2008/BTNTM cột A1 và A2) nhưng không ổn định giữa các mùa và các vị trí trên sông. Nghiên cứu đã đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trên cả lưu vực sông Cầu nói chung, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Từ khóa: Bắc Kạn, bảo vệ môi trường nước, nước thải, sông Cầu, ô nhiễm môi trường nước MỞ ĐẦU* Sông Cầu dài 288km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái nước cho 6 tỉnh, bao gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần diện tích của thành phố Hà Nội [6]. Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển không bền vững, sông Cầu ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn [5]. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và bảo vệ môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn, việc điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm là việc làm cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đưa ra các chương trình hành động để bảo vệ môi trường nước sông Cầu tại Bắc Kạn nói riêng và trên toàn lưu vực thuộc 6 tỉnh nói chung [6]. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. * Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com - Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực tế: Khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu gồm các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới và phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn là: nhân dân trong khu vực và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường nước, các nguồn ô nhiễm, tình hình sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái v.v. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu tại xã Dương Phong, Cầu Phà của thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình; Chợ Mới, định kì 1 lần/tháng. Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích được thực hiện theo đúng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và quốc tế (ISO) tương ứng, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS [4]. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập và so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu vực sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kết luận mức độ ô nhiễm. - Phương pháp thống kê: số liệu được xử lý thống kê trên Excel, vẽ đồ thị diễn biến chất lượng nước theo không gian, thời gian bằng phần mềm SAS. 17 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Thiết bị, vật liệu nghiên cứu. - Các loại thiết bị và vật liệu để lấy, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu được qui định trong QCVN. - Thời gian nghiên cứu: 2009 đến 2011. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổng quan về sông Cầu và lưu vực sông Cầu Lưu vực sông Cầu có diện tích tự nhiên 6.030 km2 với chiều dài 288km và tổng lượng nước khoảng 4,5 tỷ m3/năm. Độ dốc bình quân của sông Cầu khá lớn (16,1%) với tổng lượng nước hàng năm cao nên ô nhiễm môi trường nước tại sông Cầu hàng năm chỉ mang tính cục bộ, vào từng thời điểm nhất định cho từng đoạn sông, chủ yếu là các vị trí có hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh [6]. Theo thống kê tính đến năm 2010, có 65 khu công nghiệp và chỉ có 15 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ và các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản rất phát triển tại các tỉnh lưu vực sông, đặc biệt là ở thượng lưu như các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên với khoảng 370 cơ sở và các làng nghề phát triển mạnh ở hạ lưu. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn cho lưu vực [6]. Dân số các tỉnh thuộc lưu vực vào khoảng 6,72 triệu người. Mật độ trung bình vào ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 17 - 22 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Hoàng Văn Hùng*, Nguyễn Mạnh Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Kạn dài 83km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và đa dạng sinh học của tỉnh nhưng lại đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do nước thải từ các hoạt động dân sinh; các cơ sở y tế; sản xuất kinh doanh; khai thác và chế biến khoáng sản trong lưu vực chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào sông Cầu. Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu, nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu và phân tích định kì 1 lần/tháng theo Quy chuẩn Việt Nam tại các xã: Dương Phong, Cầu Phà thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình huyện Chợ Mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng nước sông còn tương đối tốt và đang có xu hướng cải thiện dần (trung bình năm vẫn thấp hơn QCVN 08:2008/BTNTM cột A1 và A2) nhưng không ổn định giữa các mùa và các vị trí trên sông. Nghiên cứu đã đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trên cả lưu vực sông Cầu nói chung, phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững. Từ khóa: Bắc Kạn, bảo vệ môi trường nước, nước thải, sông Cầu, ô nhiễm môi trường nước MỞ ĐẦU* Sông Cầu dài 288km, có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng tính đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái nước cho 6 tỉnh, bao gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần diện tích của thành phố Hà Nội [6]. Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển không bền vững, sông Cầu ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn [5]. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và bảo vệ môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn, việc điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm là việc làm cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đưa ra các chương trình hành động để bảo vệ môi trường nước sông Cầu tại Bắc Kạn nói riêng và trên toàn lưu vực thuộc 6 tỉnh nói chung [6]. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. * Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com - Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực tế: Khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu gồm các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới và phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn là: nhân dân trong khu vực và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường nước, các nguồn ô nhiễm, tình hình sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái v.v. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích: Lấy mẫu tại xã Dương Phong, Cầu Phà của thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng, Nà Bản của xã Thanh Bình; Chợ Mới, định kì 1 lần/tháng. Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích được thực hiện theo đúng quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và quốc tế (ISO) tương ứng, đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS [4]. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập và so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu vực sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kết luận mức độ ô nhiễm. - Phương pháp thống kê: số liệu được xử lý thống kê trên Excel, vẽ đồ thị diễn biến chất lượng nước theo không gian, thời gian bằng phần mềm SAS. 17 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hoàng Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Thiết bị, vật liệu nghiên cứu. - Các loại thiết bị và vật liệu để lấy, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu được qui định trong QCVN. - Thời gian nghiên cứu: 2009 đến 2011. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổng quan về sông Cầu và lưu vực sông Cầu Lưu vực sông Cầu có diện tích tự nhiên 6.030 km2 với chiều dài 288km và tổng lượng nước khoảng 4,5 tỷ m3/năm. Độ dốc bình quân của sông Cầu khá lớn (16,1%) với tổng lượng nước hàng năm cao nên ô nhiễm môi trường nước tại sông Cầu hàng năm chỉ mang tính cục bộ, vào từng thời điểm nhất định cho từng đoạn sông, chủ yếu là các vị trí có hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh [6]. Theo thống kê tính đến năm 2010, có 65 khu công nghiệp và chỉ có 15 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ và các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản rất phát triển tại các tỉnh lưu vực sông, đặc biệt là ở thượng lưu như các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên với khoảng 370 cơ sở và các làng nghề phát triển mạnh ở hạ lưu. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn cho lưu vực [6]. Dân số các tỉnh thuộc lưu vực vào khoảng 6,72 triệu người. Mật độ trung bình vào ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tỉnh Bắc Kạn Bảo vệ môi trường nước Nước thải sông Cầu Ô nhiễm môi trường nước Thực trạng ô nhiễmGợi ý tài liệu liên quan:
-
14 trang 274 0 0
-
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 107 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 95 0 0 -
Đề tài: Xử lý nước thải trong sản xuất nước mắm
27 trang 76 0 0 -
2 trang 76 0 0
-
Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010
15 trang 65 0 0 -
148 trang 63 0 0
-
60 trang 50 0 0
-
Bài giảng Môi trường và bảo vệ môi trường
60 trang 42 0 0 -
Bài giảng Mầm non: Đề tài - Vì sao nước bẩn
9 trang 41 0 0