Danh mục

Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL. Đánh giá khả năng phát hiện ung thư TTL của sơ đồ chẩn đoán khi kết hợp với phương pháp thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàngNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NGUY CƠ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TRONG THỰC TẾ LÂM SÀNG Võ Hoàng Bảo Anh*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Vũ Quang Huy**, Nguyễn Văn Ân***, Phùng Khánh Lâm****TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Việc địnhlượng nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen) hoặc thăm khám trực tràng (DRE – Digital Rectal Examination)là phương pháp thiết yếu cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư TTL. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệmPSA hoặc DRE không có giá trị cao về độ nhạy và độ đặc hiệu. Bằng hướng tiếp cận mới, sơ đồ dự đoán ung thưTTL đã được xây dựng bằng cách kết hợp các thông số như tuổi, nồng độ fPSA, tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) vàthể tích TTL. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ungthư TTL. Đánh giá khả năng phát hiện ung thư TTL của sơ đồ chẩn đoán khi kết hợp với phương pháp thămkhám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nam giới trên 40 tuổi được phân thành ba nhóm gồm nhóm bìnhthường, tăng sản lành tính và nhóm ung thư TTL. Ở nhóm bệnh nhân không mắc bệnh TTL, tiến hành thu thậpcác thông tin về tuổi, nồng độ tPSA, fPSA, tỷ lệ %fPSA, kết quả siêu âm TTL, DRE. Ở nhóm bệnh nhân nghingờ có dấu hiệu của bệnh ung thư TTL, tiến hành thu thập thêm kết quả sinh thiết TTL. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ khi phân biệt nhóm ngườibình thường với nhóm bệnh nhân mắc bệnh TTL tương ứng là 39,7%; 100%; 100%; 14,6%. Các giá trị này lầnlượt là 22,4%; 66,9%; 18,6%; 71,9% khi phân biệt những bệnh nhân mắc bệnh ung thư TTL và tăng sản lànhtính TTL. Tỷ lệ bỏ sót ung thư là 77,6%. Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 33,1%. Khi kết hợp thêm DRE, độnhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ tương ứng là 77,6%; 64,8%; 39,6%; 90,7%.Tỷ lệ bỏ sót ung thư là 22,4%. Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 60,4%. Kết luận: Có thể sử dụng sơ đồ chẩn đoán như một công cụ hỗ trợ cho việc tầm soát ung thư TTL ở nhữngngười không có triệu chứng biểu hiện của bệnh TTL, góp phần củng cố thêm tính chính xác của bác sĩ lâm sàngkhi kết luận một bệnh nhân không mắc bệnh TTL. Từ khoá: ung thư tuyến tiền liệt, sơ đồ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệtABSTRACTRESEARCH ON THE APPLICATION OF THE RISK OF PROSTATE CANCER DETECTING DIAGRAM IN CLINICAL REALITY Vo Hoang Bao Anh, Nguyen Thi Hong Nhung, Vu Quang Huy, Nguyen Van An, Phung Khanh Lam * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 92 - 97 Background: Prostate cancer, a malignant disease, is common in elderly men. Prostate Specific Antigen(PSA) or DRE (Digital Rectal Examination), an essential method, is applied in prostate cancer diagnosis andearly detection; however, their test results are not high in sensitivity and specificity. With the new approach,prostate cancer prediction diagram combining parameters, listing as age, fPSA and tPSA level, ratio of* Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp, **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh*** Bệnh viện Bình Dân, **** Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (BV Nhiệt Đới TPHCM)Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Hồng Nhung ĐT: 0919530069 Email: nguyenthihongnhung@ump.edu.vn92 Chuyên Đề Ngoại KhoaY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y họcfPSA/tPSA (%) and prostate volume, has been developed. Objectives: Determining sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value ofprostate cancer prediction diagram. Evaluating detecting ability in prostate cancer prediction diagram incombination with digital rectal examination (DRE). Patients and methods: Over-40-year-old men are classified into three groups: normal, benign prostatichyperplasia and prostate cancer. Cross-sectional description. Collecting information in age, tPSA and fPSA level,ratio of fPSA/tPSA (%), prostatic ultrasound and DRE results in patients without prostate disease. In patientswith suspected prostate cancer, additional prostate biopsy results are collected. Results: Sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value are used todistinguish between normal people and patients with prostate disease as 39.7%; 100%; 100%; 14.6%,respectively. Similarly, same values are used to differentiate between patients with prostate cancer and benignpros ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: