Nghiên cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 406.45 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tri trả của tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA KHÁNH HÒA STUDING UNOFFICAL COSTS TO ENHANCE PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX (PCI) OF KHANH HOA Lê Thị Hồng Yến1, Nguyễn Thị Hà Trang2 Ngày nhận bài: 11/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 16/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẲT Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tri trả của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy chỉ số Chi phí không chính thức” xếp ở vị trí tương đối thấp, khoảng 30 - 40/63 tỉnh/thành. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Công khai hóa các thông tin, quy trình thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; (iii) Đào tạo, luân chuyển cán bộ công chức và xây dựng cơ chế hợp lý để gia tăng thu nhập hợp pháp; (iv) Xây dựng chương trình đào tạo hàng năm cho doanh nghiệp; (v) Thực hiện nghiêm chương trình phòng chống tham nhũng. Từ khóa: PCI, chi phí không chính thức, Khánh Hòa ABSTRACT Based on data from VCCI and the enterprise’s survey in Khanh Hoa province, this study analyzes the current status of unoffical costs for enterprises and investers to indentify main causes. Results from VCCI show that the index of information access and transparancy for enterprises and investers is rather low, around the 30 - 40/63 of provinces/cities. To improve this index, the results from the survey of 700 enterprises say that Khanh Hoa should focus on problems: (i) Publicizing information and administrative procedure and processing for enterprises and investers; (ii) Speeding up administrative reform; (iii) Training, rotating staff and establishing mechanism for increasing legal earned income for staff; (iv) Buiding training program for enterprises; and (v) Implementing seriously program against corruption. Keywords: PCI, unofficial costs, Khanh Hoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, chính quyền cấp tỉnh đã được giao quyền tự chủ trong các quyết định điều hành kinh tế địa phương thì việc các tỉnh cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư là một điều tất yếu. Cải thiên môi trường kinh doanh để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các tỉnh tụt hậu và duy trì tăng trưởng ở các tỉnh năng động để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi tỉnh, và sâu xa hơn là để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia đã thúc đẩy sự ra đời của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2005. Hiện tại, 1 chỉ số PCI, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố thường niên, đã là một thước đo uy tín để theo dõi và đánh giá tình hình điều hành kinh tế và cải cách hành chính của chính quyền địa phương. Trong bảng tổng hợp chỉ số PCI của cả nước qua các năm, chúng ta dễ nhận thấy sự thay đổi vị trí xếp hạng liên tục của các tỉnh trong cả nước. Như vậy, chính quyền của rất nhiều tỉnh đã và đang nỗ lực điều điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của địa phương mình [1-2]. ThS. Lê Thị Hồng Yến, 2 Nguyễn Thị Hà Trang: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 Trong các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa là một trong các địa phương có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tuy nhiên theo nhận định chung thì sự thay đổi trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Một trong những yếu tố làm cho PCI của Khánh Hòa ít được cải thiện là chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” vẫn chưa được đánh giá cao trong mối tương quan chung của cả nước. Đây là chỉ số thành phần dù không chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng có ảnh hưởng đến nhiều chỉ số thành phần khác và đặc biệt ảnh hưởng đến sự bền vững của việc cải thiện môi trường đầu tư và tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn [4]. Để xây dựng các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm hạn chế được vấn đề chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư của tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản cho vấn đề chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo của VCCI giai đoạn 2005 - 2012 và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013. Quy mô mẫu gồm 700 doanh nghiệp được xác định theo công thức của Yamane (1967): n = N/(1+N*e2) cho một tổng thể hữu hạn đã được xác định trước (với n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu, N: mẫu tổng thể của địa bàn nghiên cứu; e: mức độ chính xác mong muốn). Các doanh nghiệp được khảo sát ở các địa bàn sẽ được chọn theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng số lượng, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn đó. Phương pháp điều tra khuyết danh với Phiếu phỏng vấn phát cho doanh nghiệp và được thu lại một tuần sau đó [3]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp (i) chuyên gia: thực hiện trong phỏng vấn sâu với chuyên gia VCCI, doanh nghiệp, nhà khoa học; (ii) điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều tra doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế; (iii) tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp [3]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chỉ số thành phần ”Chi phí không chính thức” 1. Cơ sở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu vấn đề chi phí không chính thức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC NHẰM CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA KHÁNH HÒA STUDING UNOFFICAL COSTS TO ENHANCE PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX (PCI) OF KHANH HOA Lê Thị Hồng Yến1, Nguyễn Thị Hà Trang2 Ngày nhận bài: 11/4/2014; Ngày phản biện thông qua: 16/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẲT Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản của vấn đề chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư phải tri trả của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy chỉ số Chi phí không chính thức” xếp ở vị trí tương đối thấp, khoảng 30 - 40/63 tỉnh/thành. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) Công khai hóa các thông tin, quy trình thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; (iii) Đào tạo, luân chuyển cán bộ công chức và xây dựng cơ chế hợp lý để gia tăng thu nhập hợp pháp; (iv) Xây dựng chương trình đào tạo hàng năm cho doanh nghiệp; (v) Thực hiện nghiêm chương trình phòng chống tham nhũng. Từ khóa: PCI, chi phí không chính thức, Khánh Hòa ABSTRACT Based on data from VCCI and the enterprise’s survey in Khanh Hoa province, this study analyzes the current status of unoffical costs for enterprises and investers to indentify main causes. Results from VCCI show that the index of information access and transparancy for enterprises and investers is rather low, around the 30 - 40/63 of provinces/cities. To improve this index, the results from the survey of 700 enterprises say that Khanh Hoa should focus on problems: (i) Publicizing information and administrative procedure and processing for enterprises and investers; (ii) Speeding up administrative reform; (iii) Training, rotating staff and establishing mechanism for increasing legal earned income for staff; (iv) Buiding training program for enterprises; and (v) Implementing seriously program against corruption. Keywords: PCI, unofficial costs, Khanh Hoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, chính quyền cấp tỉnh đã được giao quyền tự chủ trong các quyết định điều hành kinh tế địa phương thì việc các tỉnh cạnh tranh với nhau để thu hút đầu tư là một điều tất yếu. Cải thiên môi trường kinh doanh để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở các tỉnh tụt hậu và duy trì tăng trưởng ở các tỉnh năng động để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi tỉnh, và sâu xa hơn là để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia đã thúc đẩy sự ra đời của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm 2005. Hiện tại, 1 chỉ số PCI, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố thường niên, đã là một thước đo uy tín để theo dõi và đánh giá tình hình điều hành kinh tế và cải cách hành chính của chính quyền địa phương. Trong bảng tổng hợp chỉ số PCI của cả nước qua các năm, chúng ta dễ nhận thấy sự thay đổi vị trí xếp hạng liên tục của các tỉnh trong cả nước. Như vậy, chính quyền của rất nhiều tỉnh đã và đang nỗ lực điều điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của địa phương mình [1-2]. ThS. Lê Thị Hồng Yến, 2 Nguyễn Thị Hà Trang: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 Trong các tỉnh miền Trung, Khánh Hòa là một trong các địa phương có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tuy nhiên theo nhận định chung thì sự thay đổi trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Một trong những yếu tố làm cho PCI của Khánh Hòa ít được cải thiện là chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” vẫn chưa được đánh giá cao trong mối tương quan chung của cả nước. Đây là chỉ số thành phần dù không chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng có ảnh hưởng đến nhiều chỉ số thành phần khác và đặc biệt ảnh hưởng đến sự bền vững của việc cải thiện môi trường đầu tư và tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn [4]. Để xây dựng các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm hạn chế được vấn đề chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư của tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản cho vấn đề chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo của VCCI giai đoạn 2005 - 2012 và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013. Quy mô mẫu gồm 700 doanh nghiệp được xác định theo công thức của Yamane (1967): n = N/(1+N*e2) cho một tổng thể hữu hạn đã được xác định trước (với n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu, N: mẫu tổng thể của địa bàn nghiên cứu; e: mức độ chính xác mong muốn). Các doanh nghiệp được khảo sát ở các địa bàn sẽ được chọn theo tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng số lượng, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn đó. Phương pháp điều tra khuyết danh với Phiếu phỏng vấn phát cho doanh nghiệp và được thu lại một tuần sau đó [3]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp (i) chuyên gia: thực hiện trong phỏng vấn sâu với chuyên gia VCCI, doanh nghiệp, nhà khoa học; (ii) điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều tra doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế; (iii) tổng hợp, thống kê, so sánh, quy nạp [3]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chỉ số thành phần ”Chi phí không chính thức” 1. Cơ sở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi phí không chính thức Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh Chỉ số năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh Chỉ số PCI Tỉnh Khánh HòaGợi ý tài liệu liên quan:
-
25 trang 177 0 0
-
7 trang 155 0 0
-
104 trang 147 0 0
-
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 122 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 114 0 0 -
68 trang 108 0 0
-
Thuyết trình: 'Các yếu tố thúc đẩy của năng lực cạnh tranh động: Một cái nhìn mới về cạnh tranh'
31 trang 90 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: Lý thuyết khủng hoảng nợ công và vấn đề tài chính tiền tệ - nợ công ở Việt Nam
28 trang 81 0 0 -
8 trang 70 0 0
-
66 trang 54 0 0