Danh mục

Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.87 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo nội dung bài viết "Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" dưới đây để nắm bắt được kết quả những nghiên cứu về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam thời gian qua, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện quyền trẻ em cần quan tâm nghiên cứu,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễnXã hội học, số 4 - 2007 27 Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn * Nguyễn Hữu Minh Đặng Bích Thủy I. Mở đầu Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ. Nhóm tuổi dưới 18chiếm trên 41% tổng dân số (www.unicef.org/vietnam, ngày 23 tháng 8 năm 2006).Trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, các thế hệ trẻ em hiện nay sẽ là những người hiện thựchóa các cơ hội phát triển của đất nước. Thực hiện những quyền trẻ em hôm nay chính làđầu tư cho sự phát triển hiệu quả và bền vững nguồn nhân lực tương lai và cho sự phát triểncủa đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta từ lâu không chỉ là vấn đề đạolý mà còn được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật. Năm 1979, Pháp lệnh bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nướcthứ hai trên thế giới tham gia phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hợpquốc (tháng 2/1990). Các quyền cơ bản của trẻ em trong công ước được Việt Nam tôntrọng và luật hóa trên cơ sở phù hợp với quy định của Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam,đặc biệt được thể hiện trong Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) được Quốc hộithông qua ngày 15/6/2004. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, Việt Nam đã tiến hành xâydựng hệ thống các chính sách, chương trình và kế hoạch hành động vì trẻ em, và từng bướcgắn các mục tiêu vì trẻ em vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những công cụquan trọng để quyền trẻ em ở Việt Nam được thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, với việc chuyển sang nền kinhtế thị trường, việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nói chungvà trẻ em nói riêng còn nhiều bất cập, chưa kịp đổi mới để đáp ứng những yêu cầu củatình hình và nhiệm vụ mới. Thực tế trên đây đặt ra yêu cầu phân tích về mặt lý luận và thực tiễn việc thựchiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Bài viết này sẽ tổng hợp một số kết quả nghiên cứu thờigian qua về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam và nêu lên một số vấn đề cần quantâm nghiên cứu trong thời gian tới. II. Nghiên cứu về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam thời gian qua Các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam bắt đầu* Các tác giả chân thành cảm ơn TS Trần Thị Vân Anh, TS Đỗ Thị Bình, TS Ngô Thị Tuấn Dung, TS LêNgọc Văn và CN Nguyễn Phương Thảo (Viện Gia đình và Giới) đã có nhiều góp ý bổ ích trong quá trìnhhoàn thiện bài viết. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn28 Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam...phát triển từ những năm 90, sau khi Việt Nam cam kết tham gia Công ước Quốc tế vềquyền trẻ em và trong bối cảnh nảy sinh nhiều vấn đề mới trong quá trình chuyển đổikinh tế của đất nước. Về mặt lý luận, trong khoảng 20 năm qua nghiên cứu lý luận về thực hiện quyềntrẻ em ở Việt Nam nhìn chung còn ít và nếu có thì cũng chỉ tập trung lý giải một số mốiquan hệ giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội doquá trình chuyển đổi kinh tế đem lại. Bản thân khái niệm “quyền trẻ em” cũng mới đượcsử dụng phổ biến sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em vào năm1990. Ví dụ như, khi lý giải về hiện tượng trẻ em lao động sớm hay lạm dụng lao độngtrẻ em, một số nhà nghiên cứu đã phân tích những mâu thuẫn về tăng trưởng kinh tế và sựphát triển của trẻ em. Vào thời kỳ đầu của công cuộc Đổi mới, khi mà Chính phủ phải tậptrung cho sự phát triển kinh tế và một phần đáng kể nguồn bao cấp cho an sinh xã hội bịcắt giảm, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân, đặc biệt là những người sống ởvùng nông thôn, đã bị ảnh hưởng. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở trường tăng lên bởi vì gia đìnhcác em không thể chi trả cho việc học hành và điều này đã làm tăng số lượng trẻ em thamgia lao động và dòng di cư của trẻ em ra thành phố để kiếm sống (Viện Khoa học Laođộng và Các vấn đề xã hội, 2000). Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, sứclao động trở thành hàng hóa thì trẻ em cũng trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trụclợi vì sức lao động của các em được trả giá rẻ mạt (Vũ Ngọc Bình, 2000). Hiện tượng trẻ em bị buôn bán, xâm hại tình dục, cưỡng ép mại dâm, tội phạm trẻem, trẻ em nghiện ma tuý, v.v… trong những năm gần đây được phân tích trong mối liênhệ với mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như sự thay đổi các hệ thống giá trị,chuẩn mực xã hội, và những yếu tố quản lý xã hội khác. Chẳng hạn, sự quan tâm khôngđầy đủ của các cấp chính quyền, gia đình và xã hội đến việc giáo dục, quản lý trẻ emtrước nh ...

Tài liệu được xem nhiều: