Danh mục

Nghiên cứu xác lập phương pháp tính toán và đánh giá diễn biến chỉ số an ninh nguồn nước cho thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để tính toán chỉ số an ninh nguồn nước (WSI) phục vụ cho việc định lượng hóa mức độ an ninh nguồn nước cho thành phố Trà Vinh (TP. Trà Vinh), từ đó đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước bền vững cho TP. Trà Vinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác lập phương pháp tính toán và đánh giá diễn biến chỉ số an ninh nguồn nước cho thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 1-9 Nghiên cứu xác lập phương pháp tính toán và đánh giá diễn biến chỉ số an ninh nguồn nước cho thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Cấn Thế Việt1,*, Nguyễn Thị Thơm2,3, Cấn Thu Văn4 Viện Thủy lợi và Môi trường, Số 2 Trường Sa, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Viện Nhiệt đới môi trường, 57A Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, 12 Nguyễn Văn Bảo, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, P1, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 2 Ngày nhận 30 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để tính toán chỉ số an ninh nguồn nước (WSI) phục vụ cho việc định lượng hóa mức độ an ninh nguồn nước cho thành phố Trà Vinh (TP. Trà Vinh), từ đó đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước bền vững cho TP. Trà Vinh. Nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chíbao gồm:53 thông số thuộc 17 chỉ thị của 5 khía cạnh then chốt phù hợp làm cơ sở tính toán chỉ số WSI cho TP. Trà Vinh. Nghiên cứu cũng đã đánh giá diễn biếnmức độ đảm bảo an ninh nguồn nước của TP. Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2016 thông qua chỉ số WSI theo các năm là: 56,4 (2012); 58,5 (2013); 56,6 (2014); 50,4 (2015) và 37,9 (2016). Từ khóa: An ninh nguồn nước, chỉ số an ninh nguồn nước, bộ tiêu chí an ninh nguồn nước, thành phố Trà Vinh. 1. Tổng quan về thành phố Trà Vinh bờ sông Cổ Chiên về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 202km, cách thành phố Cần Thơ khoảng 100km, cách bờ biển Đông (cửa sông Cổ Chiên) khoảng 40km và có tọa độ địa lý: 106018’ - 106025’ kinh độ Đông và 9030’ - 1001’ vĩ độ Bắc. Bản đồ ranh giới hành chính của TP. Trà Vinh thể hiện trong hình 1. Có ranh giới: phía Bắc giáp sông Cổ Chiên và huyện Mỏ Cày (Bến Tre), phía Đông và TP. Trà Vinh là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội của tỉnh Trà Vinh với diện tích tự nhiên là 6.792ha. Thành phố được bao bọc bởi _______  Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904211127. Email: theviet8387@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4329 1 Hình 1. Bản đồ khu vực tỉnh Trà Vinh. 2 C.T. Việt và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 1-9 Nam giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Càng Long [1]. + Địa hình: TP. Trà Vinh có địa hình mang tính chất vùng đồng bằng ven biển với đặc trưng kiến tạo đã hình hành các vùng trũng đan xen các giồng cát chạy xuyên suốt theo hình vòng cung và song song với bờ biển do ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển. Địa hình cao ở khu vực nội thị và thấp dần ở các cánh đồng xung quanh theo hình nan quạt. Do nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long nên địa hình khu vực Thành phố tương đối thấp và bằng phẳng với cao độ trung bình khoảng 1,2m và được chia thành 2 khu vực khác nhau: (i) khu vực đất giồng cát chạy dài từ Bắc xuống Nam chiếm 20% diện tích Thành phố. Cao độ trung bình của giồng cát là 2m rất thuận lợi cho việc xây dựng do không bị ngập úng bởi mưa, lũ lụt và có khả năng thoát nước dễ dàng; (ii) khu vực đất ruộng nằm về 2 phía của đất giồng có cao độ trung bình khoảng 0,8m hiện đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp [1, 2]. + Khí hậu: TP. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, đồng thời chịu tác động mạnh của gió chướng. Do đó, khí hậu ở đây cũng mang đậm nét khí hậu đồng bằng Nam bộ và được phân thành 2 mùa nắng mưa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X, mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Nhìn chung khí hậu tương đối điều hòa và ít biến động [2]. + Thủy văn: TP. Trà Vinh có mạng lưới sông rạch tương đối nhiều nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Bắc (Sông Cổ Chiên) và phía Tây. Sông ngòi trên địa bàn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều ở biển Đông thông qua các sông lớn: sông Cổ Chiên, sông Trà Vinh, sông Láng Thé và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Chế độ thủy văn này tạo điều kiện thuận lợi cho tưới tiêu nông nghiệp, đồng thời cũng đưa mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hàng năm từ 4 - 6 tháng gây ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng [2]. 1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội TP. Trà Vinh có diện tích tự nhiên là 6.792 ha với 10 đơn vị hành chính gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và xã Long Đức. Tính đến năm 2016, dân số TP. Trà Vinh có 108.741 người, mức tăng dân số tự nhiên hằng năm là 9,07 ‰. Dân số nội thị là 88.709 người, trong đó tỉ số giới tính của dân số là 90,7 nam/100 nữ [1]. Trên địa bàn TP có 3 nhóm thành phần dân tộc chính là người Kinh, Khmer và người Hoa. Người dân tộc Kinh chiếm đa số với 83.912 người, tương đương khoảng 77%. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: