NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU (INSECTICIDES ORGANOPHOSPHORES ET CARBAMATES)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU (INSECTICIDES ORGANOPHOSPHORES ET CARBAMATES) NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU (INSECTICIDES ORGANOPHOSPHORES ET CARBAMATES) Những thuốc trừ sâu này rất được sử dụng. Vài chất cùng loại đã đượcphát triển như khí chiến đấu độc thần kinh (gaz de combat neurotoxique)(Vx, Sarin, Tabun…) và là một bộ phận của đe dọa khủng bố sinh học(menaces bioterroristes). Đó là những chất ức chế của acétylcholinestérase (AchE) của mô vànhững cholinestérase khác (trong đó có pseudocholinestérase huyết thanh),enzyme xúc tác sự thủy phân của acétylcholine thành choline và acétyl-CoA.Chúng được hấp thụ bằng mọi đường. Các triệu chứng là đa dạng và phảnảnh nhiều chức năng của acétylcholine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọngcủa hệ thần kinh tự trị, của chỗ nối thần kinh cơ (jonction neuromusculaire)và của hệ thần kinh trung ương. Được phóng thích ở tiền khớp thần kinh(présynapse), sự hiện diện của acétylcholine trong khớp thần kinh thườngngắn ngủi, nhờ hoạt tính của AChE. NHỮNG TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC Những biểu hiện độc tính được liên kết với sự tích tụ acétylcholinetrong những khớp thần kinh. - Những triệu chứng đầu tiên nói chung là muscarinique : đau quặnbụng, nôn, mửa, tiêu chảy, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, ra nhiều mồhôi, co thắt phế quản và tăng tiết phế quản, chịu trách nhiệm suy hô hấp. Cođồng tử, kèm theo rối loạn điều tiết và những dấu hiệu tim mạch (tim nhịpchậm và hạ huyết áp hay choáng trong trường hợp ngộ độc nghiêm trọng)hoàn chỉnh bệnh cảnh lâm sàng. - Những dấu hiệu này một phần có thể bị chống lại bởi sự tăng hoạttính của hệ giao cảm (hyperactivié orthosympathique) (tác dụng nicotinique): tăng huyết áp, loạn nhịp nhanh. - Sự tác động lên chỗ nối thần kinh-cơ (jonction neuromusculaire)được thực hiện qua hai thì : giai đoạn đầu kích thích (phase d’excitation)được liên kết với các giật rung cơ (myoclonies) trong vài giờ nhường chỗcho giảm trương lực (hypotonie) và bại liệt, nhất là ở các cơ hô hấp - Sự tác động lên hệ thần kinh trung ương với thất điều (ataxie), cogiật và hôn mê. Sự thương tổn trung ương làm gia trọng suy hô hấp, thứ phátco thắt phế quản và ứ tiết phế quản và là một nguyên nhân thường xảy ra củatử vong. Một số tác dụng trì hoãn có thể xuất hiện : - “Hội chứng trung gian” (syndrome intermédiaire) xuất hiện kháthường sau vài ngày nơi những bệnh nhân đã có một ngộ độc cấp tínhnghiêm trọng. Đó là một bại liệt gần (paralysie proximale), không bị ảnhhưởng bởi atropine và các oximes. Có thể cần thông khí hỗ trợ (assistanceventilatoire) trong vài tuần, nhưng sự hồi phục thường hoàn toàn. Sinh lýbệnh lý không được hiểu rõ : đó không phải là một bệnh thần kinh(neuropathie) nhưng là một thương tổn trước- và sau khớp thần kinh của dẫntruyền thần kinh-cơ. - một bệnh cơ tim (cardiomyopathie), được kèm theo loạn nhịp tim.Điều trị triệu chứng. một bệnh thần kinh cảm giác vận động (neuropathie -sensitivomotrice) (OPIDN : organophosphate-induced delayed neuropathy),do thương tổn sơi trục (atteinte axonale). Bệnh có thể được liên kết vớinhững thương tổn của tủy sống và hành tủy. ĐIỀU TRỊ Trước hết, phải đảm bảo cung cấp oxy và một thông khí đúng đắn. Sựđa tiết phế quản (bronchorrhée) đôi khi rất dồi dào đòi hỏi cho nhanhatropine 2mg tĩnh mạch và oxy bổ sung. Trong trường hợp thất bại điều trị,nội thông khí quản và hỗ trợ hô hấp phải được thực hiện nhanh chóng. Sau đó, sự khử nhiễm (décontamination) được thực hiện càng nhanhcàng tốt. Trong trường hợp tiếp xúc da, người ta sẽ tiến hành rửa dồi dào vớinước xà phòng hay nước máy, sau khi đã lấy đi các quần áo (chú ý nhân viênđiều trị!). Trong trường hợp uống vào lượng quan trọng, việc thực hiện rửadạ dày là hợp lý nếu bệnh nhân đến viện trong thời hạn từ 1 đến 2 giờ saukhi uống và nếu bệnh nhân đã không mửa nhiều lần một cách ngẫu nhiên.Rửa dạ dày phải luôn luôn được thực hiện một cách hết sức thận trọng bởi vìthuốc trừ sâu thường dưới dạng dung dịch trong một hydrocarbure. Tốt hơnlà nên đặt ống thông khí quản trước. Có hai chất giải độc : - Atropine đối kháng các tác dụng mucarinique : sau một liều tiêmtrực tiếp tĩnh mạch ban đầu 2 đến 4 mg, tiêm nhắc lại (thí dụ từ 10 đến 15phút) cho đến khi gây nên những triệu chứng của nhiễm độc atropine(atropinisation). Hơn là giãn đồng tử và tim nhịp nhanh, sự khô của tăng tiếtphế quản và sự biến mất của co thắt phế quản là những dấu hiệu đáng tincậy. Những liều lượng lớn (100mg và hơn) đôi khi cần thiết, vì vậy tiêmtruyền tĩnh mạch có thể được ưa thích hơn. - các oxime tái hoạt hóa AchE : pralidoxime (Contrathion), cần chochừng nào việc cho atropine là cần thiết. Nói chung diazépam được liên kết để kiểm soát những biểu hiện cơ vàcác co giật. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu ngành y kiến thức y học lý thuyết y khoa bệnh thường gặp chuyên ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 94 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0