Ngôn ngữ và chính trị: Các bàn thảo về quốc văn của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 503.60 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dự án văn hóa của mình; Đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ và chính trị: Các bàn thảo về quốc văn của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chíTẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ43/2020 5 NGÔNNGỮVÀCHÍNHTRỊ:CÁCBÀNTHẢOVỀQUỐCVĂN CỦAPHẠMQUỲNHTRÊNNAMPHONGTẠPCHÍ Nguyễn Thị Kim Nhạn Trường trung học phổ thông Vinschool Tóm tắt: Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dựa án văn hóa của mình; đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông. Từ khóa: Phạm Quỳnh, quốc ngữ, quốc văn, quốc học, chính trị. Nhận bài ngày 10.7.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.8.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhạn; Email: kimnhannv@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu thế kỉ XX, trong tình thế thuộc địa, cùng với các vấn đề như kinh tế, chính trị, xãhội,… thì ngôn ngữ là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của giới trí thức, từ nhiều nềntảng học vấn, địa vị xã hội và xu hướng chính trị khác nhau. Vấn đề quốc ngữ khởi tạo vàsong hành với vấn đề quốc học tạo nên những tranh luận trái chiều, là chỉ dấu rõ nét cho diễntrình lịch sử ngôn ngữ, đời sống văn hóa mà trong đó, những động cơ và ý chí khác nhau đãtham gia vào việc thương thảo, từ đó đi đến chung cục, cái gì là cái được cổ xúy và lựa chọn.Trong các học giả thời đó, Phạm Quỳnh là người tham gia tích cực vào diễn đàn quốc văn,quốc học, thậm chí, như ông nhấn mạnh, đó là vấn đề quan thiết nhất, trở đi trở lại trong toànbộ sự nghiệp trước thuật, ngôn luận của ông. Trong bài viết này, chúng tôi phác dựng lại bốicảnh của vấn đề quốc ngữ, xem xét những chủ ý và quan niệm của Phạm Quỳnh, cuối cùng,đặt quốc ngữ trong tổng thể dự án dân tộc của ông để thấy tính chính trị của vấn đề tronghình dung của một học giả tự đặt mình vào vị trí giao thời.2. NỘI DUNG2.1. Bối cảnh của vấn đề quốc ngữ Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ và từng bước thực thi những chính sách thuộc địalên cõi nước Nam thì toàn bộ nền tảng văn hóa, kinh tế, chính trị,... của Việt Nam đứng trướcnhững thử thách to lớn. Từ những vấn đề nhỏ nhất của đời sống thế tục cho đến những vấn6 TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘIđề thuộc tầm vĩ mô, câu hỏi được đặt ra ở thời điểm này: Có thể hành động/ suy nghĩ như cũđược không? Từ mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc cho đến phương tiện đi lại, phương tiệnkiếm sống và ngay đến cả phương tiện ghi chép/giao tiếp cũng liên tục bị chất vấn và buộcngười Việt Nam phải đứng trước những lựa chọn, giữa cũ và mới, nương theo cha ông hàngmấy mươi thế kỉ hay hướng theo xu thế của một xã hội đang chuyển mình hiện đại hóa. Quảthực, đối diện với vấn đề chữ viết, người Việt hai thập niên đầu thế kỉ XX đứng trước nhiềusự lựa chọn, và lựa chọn nào cũng gặp phải những nan đề. Chữ Hán, cuốn rốn nối Việt Namvới sinh thể văn minh Trung Hoa, chuyên chở văn hiến của cha ông trong suốt nghìn nămnay bị coi là tác nhân nô dịch tư duy của nho sĩ trong từ chương khoa cử, là nguyên nhânkhiến nước nhà tụt hậu. Quốc ngữ, thứ chữ ghi âm tiếng Việt bằng kí tự Latin, có lợi thế dễđọc, dễ viết, nhưng lại quá non trẻ; còn tiếng Pháp, phương tiện chuyên chở văn minh phươngTây lại đồng thời là tiếng nói của kẻ ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ đã được đưara bàn thảo một cách đầy thận trọng nhưng cũng thật sôi nổi, đặc biệt từ những năm 1904-1905 với các yếu nhân trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Đi xa hơn hẳn thế hệ trí thứccủa Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, thế hệ đồng nhất tất cả những gì ngoại lai với dã tâmxâm lược của thực dân Pháp, đầu thế kỉ XX là thời điểm diễn ra những sự thay đổi lớn lao,căn bản trong nhận thức xã hội. Các trí thức nho giáo nhìn ra lợi thế của quốc ngữ trong việctruyền bá tư tưởng mới, đưa dân quốc thoát khỏi vòng nô dịch, kìm kẹp của Nho giáo, tránhxa ảnh hưởng xấu của lối học từ chương khoa cử, mở mang tầm mắt, từ đó xác lập hành vimới, thói quen mới để cạnh tranh sinh tồn được với thời đại. Cho đến năm 1917, thời điểm Nam phong tạp chí được thành lập và Phạm Quỳnh làmchủ bút, vấn đề quốc ngữ dù không còn là vấn đề quá mới mẻ nhưng lại một lần nữa đượcđưa ra bàn luận, nhất là sau khi chính quyền thực dân ban bố Học chính tổng quy (Règlementgénéral de lInstruction publique) [Toàn quyền Albert Sarraut ký ngày 21.12.1917] ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ và chính trị: Các bàn thảo về quốc văn của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chíTẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ43/2020 5 NGÔNNGỮVÀCHÍNHTRỊ:CÁCBÀNTHẢOVỀQUỐCVĂN CỦAPHẠMQUỲNHTRÊNNAMPHONGTẠPCHÍ Nguyễn Thị Kim Nhạn Trường trung học phổ thông Vinschool Tóm tắt: Bài viết phác thảo bối cảnh lịch sử của những thảo luận của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí, từ đó làm rõ vị trí của quốc ngữ trong mối quan hệ với vấn đề quốc học mà Phạm Quỳnh coi đây là tâm điểm trong dựa án văn hóa của mình; đồng thời chỉ ra được mối liên hệ giữa ngôn ngữ với vận mệnh đất nước và tầm quan trọng của việc phải giữ gìn vốn tiếng nói của dân tộc trong dự án chính trị của ông. Từ khóa: Phạm Quỳnh, quốc ngữ, quốc văn, quốc học, chính trị. Nhận bài ngày 10.7.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.8.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhạn; Email: kimnhannv@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu thế kỉ XX, trong tình thế thuộc địa, cùng với các vấn đề như kinh tế, chính trị, xãhội,… thì ngôn ngữ là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của giới trí thức, từ nhiều nềntảng học vấn, địa vị xã hội và xu hướng chính trị khác nhau. Vấn đề quốc ngữ khởi tạo vàsong hành với vấn đề quốc học tạo nên những tranh luận trái chiều, là chỉ dấu rõ nét cho diễntrình lịch sử ngôn ngữ, đời sống văn hóa mà trong đó, những động cơ và ý chí khác nhau đãtham gia vào việc thương thảo, từ đó đi đến chung cục, cái gì là cái được cổ xúy và lựa chọn.Trong các học giả thời đó, Phạm Quỳnh là người tham gia tích cực vào diễn đàn quốc văn,quốc học, thậm chí, như ông nhấn mạnh, đó là vấn đề quan thiết nhất, trở đi trở lại trong toànbộ sự nghiệp trước thuật, ngôn luận của ông. Trong bài viết này, chúng tôi phác dựng lại bốicảnh của vấn đề quốc ngữ, xem xét những chủ ý và quan niệm của Phạm Quỳnh, cuối cùng,đặt quốc ngữ trong tổng thể dự án dân tộc của ông để thấy tính chính trị của vấn đề tronghình dung của một học giả tự đặt mình vào vị trí giao thời.2. NỘI DUNG2.1. Bối cảnh của vấn đề quốc ngữ Từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ và từng bước thực thi những chính sách thuộc địalên cõi nước Nam thì toàn bộ nền tảng văn hóa, kinh tế, chính trị,... của Việt Nam đứng trướcnhững thử thách to lớn. Từ những vấn đề nhỏ nhất của đời sống thế tục cho đến những vấn6 TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘIđề thuộc tầm vĩ mô, câu hỏi được đặt ra ở thời điểm này: Có thể hành động/ suy nghĩ như cũđược không? Từ mái tóc, hàm răng, cách ăn mặc cho đến phương tiện đi lại, phương tiệnkiếm sống và ngay đến cả phương tiện ghi chép/giao tiếp cũng liên tục bị chất vấn và buộcngười Việt Nam phải đứng trước những lựa chọn, giữa cũ và mới, nương theo cha ông hàngmấy mươi thế kỉ hay hướng theo xu thế của một xã hội đang chuyển mình hiện đại hóa. Quảthực, đối diện với vấn đề chữ viết, người Việt hai thập niên đầu thế kỉ XX đứng trước nhiềusự lựa chọn, và lựa chọn nào cũng gặp phải những nan đề. Chữ Hán, cuốn rốn nối Việt Namvới sinh thể văn minh Trung Hoa, chuyên chở văn hiến của cha ông trong suốt nghìn nămnay bị coi là tác nhân nô dịch tư duy của nho sĩ trong từ chương khoa cử, là nguyên nhânkhiến nước nhà tụt hậu. Quốc ngữ, thứ chữ ghi âm tiếng Việt bằng kí tự Latin, có lợi thế dễđọc, dễ viết, nhưng lại quá non trẻ; còn tiếng Pháp, phương tiện chuyên chở văn minh phươngTây lại đồng thời là tiếng nói của kẻ ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, ngôn ngữ đã được đưara bàn thảo một cách đầy thận trọng nhưng cũng thật sôi nổi, đặc biệt từ những năm 1904-1905 với các yếu nhân trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Đi xa hơn hẳn thế hệ trí thứccủa Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, thế hệ đồng nhất tất cả những gì ngoại lai với dã tâmxâm lược của thực dân Pháp, đầu thế kỉ XX là thời điểm diễn ra những sự thay đổi lớn lao,căn bản trong nhận thức xã hội. Các trí thức nho giáo nhìn ra lợi thế của quốc ngữ trong việctruyền bá tư tưởng mới, đưa dân quốc thoát khỏi vòng nô dịch, kìm kẹp của Nho giáo, tránhxa ảnh hưởng xấu của lối học từ chương khoa cử, mở mang tầm mắt, từ đó xác lập hành vimới, thói quen mới để cạnh tranh sinh tồn được với thời đại. Cho đến năm 1917, thời điểm Nam phong tạp chí được thành lập và Phạm Quỳnh làmchủ bút, vấn đề quốc ngữ dù không còn là vấn đề quá mới mẻ nhưng lại một lần nữa đượcđưa ra bàn luận, nhất là sau khi chính quyền thực dân ban bố Học chính tổng quy (Règlementgénéral de lInstruction publique) [Toàn quyền Albert Sarraut ký ngày 21.12.1917] ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nam phong tạp chí Vấn đề quốc ngữ Dự án văn hóa của Phạm Quỳnh Phát triển quốc ngữ Dự án dân tộc của Phạm QuỳnhTài liệu liên quan:
-
Một số tờ báo tiêu biểu từ khởi thuỷ đến năm 1945
9 trang 297 1 0 -
Giá trị văn học của Nam phong tạp chí
10 trang 34 0 0 -
Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945: Phần 1
91 trang 33 1 0 -
17 trang 31 0 0
-
Hồi ký chân dung báo chí Việt buổi ban đầu đến 1945 - Đằng sau mặt báo: Phần 1
115 trang 21 0 0 -
Thơ vịnh Kiều trên Nam Phong tạp chí
5 trang 20 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 trang 16 0 0 -
Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục (1878 - 1954) – người lưu giữ quốc hồn, quốc túy trong du kí quốc ngữ
9 trang 14 0 0 -
Vấn đề giáo dục phụ nữ trên Nam Phong tạp chí (1917-1934)
6 trang 12 0 0 -
'Lai ghép' - Sự tạo sinh các dạng thức văn hóa mới: Trường hợp Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí
13 trang 9 0 0