Danh mục

Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày nhu cầu thiết yếu để khắc phục tình trạng này. Mong muốn rằng sẽ giúp ích cải thiện được tình trạng ô nhiễm, chúng tôi đã cho ra đời giải pháp: Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt “System Mr. FAST”. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người dân sử dụng hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt để hạn chế sự ô nhiễm ở các con rạch NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG HỆ THỐNG THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT ĐỂ HẠN CHẾ SỰ Ô NHIỄM Ở CÁC CON RẠCH Lê Hoàng Mỹ Uyên, Tạ Mỹ Linh, Trương Thị Thu Hòa, Phạm Mai Hồng Quỳnh, Trần Thị Ngọc Trâm Viện Công nghệ Việt  Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh 86 TÓM TẮT Trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã không còn xa lạ với người dân. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Mỗi ngày có rất nhiều loại rác thải, chất thải được trực tiếp đưa ra môi trường. Chiếm phần lớn là rác thải sinh hoạt, túi nilon, xác động vật và những loại chất thải khác. Nhiều người dân, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng ven sông, kênh rạch không có ý thức trong việc xử lý chất thải. Việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, tích tụ lâu dần sẽ trở thành bãi phế thải gây ô nhiễm môi trường nước. Những con sông, kênh, rạch là địa điểm để người dân xả rác, chất thải. Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã nhận ra nhu cầu thiết yếu để khắc phục tình trạng này. Mong muốn rằng sẽ giúp ích cải thiện được tình trạng ô nhiễm, chúng tôi đã cho ra đời giải pháp: Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt “System Mr. FAST”. Từ khóa: Hệ thống xử lý, thiết kế, tự động, ứng dụng, xây dựng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam những năm qua Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan có lượng rác thải đổ ra biển, sông, kênh rạch nhiều nhất thế giới hiện nay. Theo như Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng cho biết, có khoảng 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra trong ngày, điều này đã cho thấy ’môi trường nước’ đang phải gồng mình để chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố còn hơn 17.000 căn nhà lụp xụp do xây dựng nhà bán tạm bợ nằm trên và ven hành lang các tuyến kênh rạch, lấn chiếm dòng chảy. Điều này chính là một phần nguyên nhân gây gia tăng lượng rác thải sinh hoạt của dòng chảy. Ngoài ra, thống kê của UBND Quận 8 chỉ rõ, chỉ riêng ở địa bàn quận hiện có khoảng 1.000 hộ dân vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên, thải chất thải trực tiếp xuống kênh rạch. Thực sự đây là nỗi niềm lo lắng, trăn trở không chỉ của người dân tại những khu vực đấy mà còn là vấn đề môi trường chung của toàn xã hội. Đặc biệt là khi nguồn nước đó lại phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân Việt Nam. 798 1.2 Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước để lại Khi chung sống với nguồn nước ô nhiễm, con người dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vấn đề về da, tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao. Theo đánh giá chung tại một số địa phương, những ca mắc bệnh ung thư hay viêm nhiễm phụ khoa, tiêu hóa, đường ruột hay da thường cao hơn so với những nơi có nguồn nước sạch. Tỷ lệ người mắc thường chiếm tới 40-50% một con số vô cùng cao, đáng báo động khi nguồn nước sử dụng đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính đến từ việc nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm. Các thông số đáng lo ngại là: – Việt Nam đứng top 2 thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. – 5 loại bệnh ung thư phổ biến là: phổi, dạ dày, gan, trực tràng, ung thư vú ngày càng trẻ hóa. – 126.000 người mắc ung thư mỗi năm (ước tính năm 2020 là 20.000 người). – 94.000 người tử vong vì ung thư. – 40- 60 tuổi là độ tuổi mắc ung thư ở Việt Nam (thế giới trung bình từ 60 - 80 tuổi). – Khoảng 9.000 người chết do nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. – Hơn 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hàng loạt sự cố ô nhiễm môi trường nước còn phá hủy hệ sinh thái dưới nước, làm cá chết hàng loạt, kênh rạch bốc mùi hôi thối, những người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, đời sống sinh hoạt,... Đó là một số hậu quả của ô nhiễm môi trường nước mà con người đang phải đối mặt hàng ngày. 2 KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI CON RẠCH SỐ 1, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH Người dân cho biết một ngày lượng chất thải vứt xuống có thể lên tới 100 kg. Chất tẩy rửa thì cứ liên tục thải trực tiếp ra con rạch Số 1. Sẽ gây ra hiện tượng con rạch bị lấp kín bởi rác, màu nước thì đen sì có mùi hôi như hiện nay. Để chứng minh chất thải sinh hoạt thải trực tiếp ra kênh chúng tôi đã đi khảo sát và phỏng vấn trực tiếp người dân ở ven hoặc gần con rạch này cũng như người đi đường thì nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm là do ý thức kém của người dân với thói quen tiện tay vứt rác cũng vì sự lười biếng và xem nhẹ việc xử lý rác thải sinh hoạt mà nó đã hình thành thói quen của chính bản thân họ. Họ không chịu bảo vệ môi trường sống xung quanh, mà chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của bản thân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: