Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 1
Số trang: 66
Loại file: pdf
Dung lượng: 387.21 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Văn hóa ứng xử của người Việt: Phần 1 trình bày về Truyền thống ứng xử của người Việt như tính thực tiễn trong văn hóa ứng xử; trật tự trên dưới và quan niệm phúc đức; chịu đựng để chờ thời và vươn lên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. Hoµng phong hµ Thµnh viªn TrÇn quèc d©n TS. NguyÔn ®øc tµi TS. NguyÔn An Tiªm nguyÔn vò thanh h¶o Phạm Minh Thảo VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI ‐ 2015 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mang bản sắc riêng của con người Việt Nam. Giao tiếp ứng xử tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng dân cư. Văn hóa ứng xử ở Việt Nam còn mang trong mình những vấn đề về đạo đức, tâm linh. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Hơn nữa, người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình cảm chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu. Cuốn sách Văn hóa ứng xử của người Việt của tác giả Phạm Minh Thảo giới thiệu cho bạn đọc một cách rõ hơn về cách ứng xử của người Việt Nam, từ đó chúng ta sẽ thêm những hiểu biết, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 5 6 Phần I TRUYỀN THỐNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT 7 8 TÍNH THỰC TIỄN TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ Trong sự phát triển của dân tộc Việt, dấu ấn của lịch sử, của một xã hội nông nghiệp lúa nước ảnh hưởng và chi phối rõ rệt đến cách ứng xử. Sống định cư dựa vào nông nghiệp khiến người Việt gắn bó, hòa đồng thậm chí phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đấy hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng về tác động qua lại giữa các hiện tượng và sự vật. Tác động của các cuộc xâm lăng và sự nô dịch hàng nghìn năm, ảnh hưởng sâu sắc khiến người Việt phải gắng tìm cho mình một con đường riêng để tồn tại và phát triển. Trải qua gần một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập nước ta và một sự tiếp xúc ép buộc đã xảy ra. Phong kiến phương Bắc luôn luôn muốn tìm cách đưa ra những chuẩn mực văn hóa cho dân Việt bằng cách “đem thi thư để biến tục nước, lấy nhạc lễ để sửa lòng người” nhằm truyền bá phong tục tập quán, áp đặt chế độ chính trị, xã hội vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt. Ngược lại, văn hóa Việt, vốn là sản phẩm của một xã hội nông nghiệp lúa nước, lại luôn tìm 9 cách chống ảnh hưởng đồng hóa của văn hóa Hán; giữ tiếng nói, phong tục và những nét văn hóa riêng, từ đó chọn lọc tinh hoa của nền văn hóa Hán và dung hòa sự căng thẳng kéo dài nhằm tăng sức cho mình tự giải phóng. Có câu nói rất hay rằng, một dân tộc bị tiêu diệt về văn hóa, thì không còn gì để tự hào nữa, một dân tộc đã xa lìa gốc Tổ dẫu có tiến hóa về vật chất cũng chỉ là tiến hóa đến chỗ tiêu diệt mà thôi. Trong lịch sử, không hiếm trường hợp những tộc người bị xâm lấn, nô dịch dần dần bị đồng hóa, hòa tan vào tộc người có vị thế cao hơn. Người Việt Nam do hoàn cảnh địa lý, lịch sử hiểu rõ hơn ai hết ứng xử là đối xử với người và tự xử với mình, họ đã tìm ra một phương thức ứng xử để trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm, mà không bị đồng hóa, vẫn giữ được bản sắc riêng, hòa đồng mà không bị hòa tan. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt luôn gắn liền với nạn ngoại xâm và sự tác động hoành hành của thiên tai. Một xã hội nông nghiệp tự cấp tự túc, lại luôn bị nạn xâm lăng của ngoại bang đưa đến một câu hỏi: con người phải ứng xử thế nào để tồn tại và phát triển? Vấn đề được đặt ra và đã được giải quyết, biểu hiện rõ rệt nhất trong sự cố kết cộng đồng. Nền văn hóa cổ truyền và kết cấu làng xã đóng một vai trò quyết định. Khi có sự thâm nhập theo lối cưỡng bức của văn hóa Hán, cuộc sống làng xã 10 sau lũy tre xanh đã tồn tại một phương châm ứng xử: Phép vua thua lệ làng. Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Cơ chế làng xã có mặt nhược điểm là cột chặt người nông dân vào những tính toán riêng rẽ, vụn vặt của xã hội nông nghiệp, song mặt khác, nó lại có ưu điểm: cố kết họ thành một cộng đồng nhỏ bền vững. Lấy tư tưởng cộng đồng làm chuẩn mực cho sự ứng xử, con người không được phép phát triển cái tôi, chỉ biết đến cái ta công xã. Sự phát triển của ý thức cá nhân đã bị đè nén nhưng mặt khác, cộng đồng lại bảo vệ được văn hóa, bảo lưu được truyền thống và đấy là một biện pháp hữu hiệu mà tổ tiên chúng ta đã chọn trên con đường dựng nước và giữ nước. Xưa, làng là đơn vị cơ sở, con người ra đời trong làng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 1 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. Hoµng phong hµ Thµnh viªn TrÇn quèc d©n TS. NguyÔn ®øc tµi TS. NguyÔn An Tiªm nguyÔn vò thanh h¶o Phạm Minh Thảo VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI ‐ 2015 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mang bản sắc riêng của con người Việt Nam. Giao tiếp ứng xử tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng dân cư. Văn hóa ứng xử ở Việt Nam còn mang trong mình những vấn đề về đạo đức, tâm linh. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Hơn nữa, người Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình cảm chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu. Cuốn sách Văn hóa ứng xử của người Việt của tác giả Phạm Minh Thảo giới thiệu cho bạn đọc một cách rõ hơn về cách ứng xử của người Việt Nam, từ đó chúng ta sẽ thêm những hiểu biết, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 11 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 5 6 Phần I TRUYỀN THỐNG ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT 7 8 TÍNH THỰC TIỄN TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ Trong sự phát triển của dân tộc Việt, dấu ấn của lịch sử, của một xã hội nông nghiệp lúa nước ảnh hưởng và chi phối rõ rệt đến cách ứng xử. Sống định cư dựa vào nông nghiệp khiến người Việt gắn bó, hòa đồng thậm chí phụ thuộc vào thiên nhiên, từ đấy hình thành lối tư duy tổng hợp, biện chứng về tác động qua lại giữa các hiện tượng và sự vật. Tác động của các cuộc xâm lăng và sự nô dịch hàng nghìn năm, ảnh hưởng sâu sắc khiến người Việt phải gắng tìm cho mình một con đường riêng để tồn tại và phát triển. Trải qua gần một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập nước ta và một sự tiếp xúc ép buộc đã xảy ra. Phong kiến phương Bắc luôn luôn muốn tìm cách đưa ra những chuẩn mực văn hóa cho dân Việt bằng cách “đem thi thư để biến tục nước, lấy nhạc lễ để sửa lòng người” nhằm truyền bá phong tục tập quán, áp đặt chế độ chính trị, xã hội vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người Việt. Ngược lại, văn hóa Việt, vốn là sản phẩm của một xã hội nông nghiệp lúa nước, lại luôn tìm 9 cách chống ảnh hưởng đồng hóa của văn hóa Hán; giữ tiếng nói, phong tục và những nét văn hóa riêng, từ đó chọn lọc tinh hoa của nền văn hóa Hán và dung hòa sự căng thẳng kéo dài nhằm tăng sức cho mình tự giải phóng. Có câu nói rất hay rằng, một dân tộc bị tiêu diệt về văn hóa, thì không còn gì để tự hào nữa, một dân tộc đã xa lìa gốc Tổ dẫu có tiến hóa về vật chất cũng chỉ là tiến hóa đến chỗ tiêu diệt mà thôi. Trong lịch sử, không hiếm trường hợp những tộc người bị xâm lấn, nô dịch dần dần bị đồng hóa, hòa tan vào tộc người có vị thế cao hơn. Người Việt Nam do hoàn cảnh địa lý, lịch sử hiểu rõ hơn ai hết ứng xử là đối xử với người và tự xử với mình, họ đã tìm ra một phương thức ứng xử để trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm, mà không bị đồng hóa, vẫn giữ được bản sắc riêng, hòa đồng mà không bị hòa tan. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt luôn gắn liền với nạn ngoại xâm và sự tác động hoành hành của thiên tai. Một xã hội nông nghiệp tự cấp tự túc, lại luôn bị nạn xâm lăng của ngoại bang đưa đến một câu hỏi: con người phải ứng xử thế nào để tồn tại và phát triển? Vấn đề được đặt ra và đã được giải quyết, biểu hiện rõ rệt nhất trong sự cố kết cộng đồng. Nền văn hóa cổ truyền và kết cấu làng xã đóng một vai trò quyết định. Khi có sự thâm nhập theo lối cưỡng bức của văn hóa Hán, cuộc sống làng xã 10 sau lũy tre xanh đã tồn tại một phương châm ứng xử: Phép vua thua lệ làng. Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Cơ chế làng xã có mặt nhược điểm là cột chặt người nông dân vào những tính toán riêng rẽ, vụn vặt của xã hội nông nghiệp, song mặt khác, nó lại có ưu điểm: cố kết họ thành một cộng đồng nhỏ bền vững. Lấy tư tưởng cộng đồng làm chuẩn mực cho sự ứng xử, con người không được phép phát triển cái tôi, chỉ biết đến cái ta công xã. Sự phát triển của ý thức cá nhân đã bị đè nén nhưng mặt khác, cộng đồng lại bảo vệ được văn hóa, bảo lưu được truyền thống và đấy là một biện pháp hữu hiệu mà tổ tiên chúng ta đã chọn trên con đường dựng nước và giữ nước. Xưa, làng là đơn vị cơ sở, con người ra đời trong làng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ứng xử của người Việt Văn hóa ứng xử Quan niệm phúc đức Truyền thống ứng xử của người Việt Trật tự trên dướiTài liệu liên quan:
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 218 0 0 -
Tìm hiểu một số cách thức xưng hô trong giao tiếp tiếng Mường
7 trang 130 0 0 -
14 trang 103 0 0
-
158 trang 76 0 0
-
60 trang 67 0 0
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 58 0 0 -
Tìm hiểu về văn hóa ứng xử - giao tiếp trong Ca dao - Tục ngữ Việt Nam: Phần 2
181 trang 56 1 0 -
Kỹ năng ứng xử dành cho bạn trẻ: Phần 1
75 trang 46 0 0 -
Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố Hồ chí Minh
9 trang 44 0 0 -
Câu hỏi ôn tập Đại cương văn hóa Việt Nam
8 trang 43 0 0