Danh mục

Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 2

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Văn hóa ứng xử của người Việt: Phần 2 trình bày các bình diện ứng xử của người Việt; ứng xử truyền thống và hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Việt và các văn hoá ứng xử: Phần 2 Phần II CÁC BÌNH DIỆN ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT 65 66 ỨNG XỬ CÁ NHÂN Sống trong xã hội, con người không thể thoát ly khỏi xã hội. Ở bất kỳ chế độ xã hội nào, kể cả khi chủ nghĩa cá nhân phát triển đến đỉnh điểm, con người vẫn phải gắn với cộng đồng bởi lẽ tách khỏi cộng đồng, cá nhân không được tiếp thêm sức sống, trở nên bất lực, cô đơn, vô nghĩa. Ngày nay ở phương Tây người ta đề cao tự do và cái tôi cá nhân song vẫn có những tập tục quy ước mà con người phải tuân theo. Nếu con người biệt lập hoàn toàn với xã hội sẽ dẫn con người đến sự huỷ hoại và diệt vong. Cộng đồng giúp người ta cố kết để tồn tại nhưng vì cố kết, cá nhân phải giảm thiểu cái tôi và luôn bị sự xét nét của cộng đồng. Vậy, ứng xử của cá nhân như thế nào để phù hợp với thực tế là một vấn đề luôn khiến các cá nhân phải suy nghĩ. Trong các mối quan hệ, cái đập vào mắt người ta trước hết là hình thức. Muốn ứng xử thuận lợi, phải có một hình thức nhất định. Hình thức ở đây không chỉ là quần áo, dáng vẻ bên ngoài mà còn là cách nói năng, thể hiện con người mình tùy theo hoàn cảnh. Dân gian có câu: Người đẹp vì lụa; 67 Lúa tốt vì phân; Chân tốt vì hài; Tai tốt vì hoãn. Hình thức có thể gây được thiện cảm hay không trong lần đầu tiếp xúc là một điều người Việt rất chú ý. Chả thế mà người ta thường trông mặt mà bắt hình dong, con người mà người ta mới gặp lần đầu đã được đánh giá sơ bộ thông qua hình thức bên ngoài. Người Việt rất chú ý tới cái đẹp cá nhân trong ứng xử thể hiện trước hết qua cái đẹp hình thức. Cuộc sống của con người trước đây chủ yếu bó hẹp trong khuôn khổ cái làng. Sự gần cận và có phần xét nét khiến người ta phải cố làm sao để hòa đồng. Bởi vậy trong từng hoàn cảnh cụ thể người ta phải làm sao để tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Trước hết nói về trang phục. Người Việt phân biệt rất rõ thế nào là thường phục, quần áo mặc trong nhà, ra ngoài đường, lễ phục trong các buổi tiếp kiến, ngoại giao long trọng. Ngày xưa vào mùa đông, khi đi làm đồng, người dân phải xắn quần đến đầu gối để lội nước nên họ thường mặc thêm áo kép ngoài áo nâu. Khi mưa thì trùm thêm ra bên ngoài áo tơi bằng lá gồi hoặc áo buồm bằng cỏ lác. Đàn bà con gái ở thôn quê thường mặc yếm, mặc áo và thêm chiếc áo bông ngắn đến thắt lưng khi đi làm đồng vào lúc trời rét. Những người khá hơn thì quanh năm đóng áo dài vải nhuộm bùn, áo vạt cải hay áo tứ thân, hai vạt trước vắt quàng lên nhau buông xuống quá đầu gối. Áo của thiếu nữ cũng là áo tứ thân nhưng 68 làm đỏm bằng cách may đổi vải, nửa trên là vải the thâm, dưới là vải nhỏ sợi nhuộm màu hạt cau được nối với nhau rất công phu. Hai vạt sau may so le để khỏi đơn điệu. Phụ nữ phong lưu thì mặc áo mớ ba cài khuy, khuy cổ không cài để lộ đồ trang sức cho thêm đẹp. Ngày thường đàn ông có thể lam lũ, quần nâu áo vải nhưng vào ngày giỗ, ngày tết hay hội hè đình đám, họ thường hay mặc quần vải trắng. Trong những ngày yến lão, các cụ già thường mặc quần điều, sang hơn thì mặc vóc nhiễu đại hồng. Khi tiếp khách, đàn ông bậc trung lưu thường mặc áo the thâm. Mùa hè nóng nực, người nào sang có thể mặc áo dài trắng, ngoài phủ sa trơn hay sa hoa, mùa rét thì mặc áo nhiễu, đoạn, gấm các cụ già sang trọng mùa đông mặc áo láng thâm, áo bông trần quân cờ, khuy áo bằng đồng, bạc, vàng hay hổ phách, ngọc thạch. Gặp khi có việc phải lên cửa quan, đàn ông không bao giờ mặc áo trắng và để đầu trần. Nếu là dân thường phải đi chân đất. Vào ngày giỗ tết, khi làm lễ cáo yết gia tiên, người chủ lễ phải mặc áo thụng xanh, cổ áo cao gần gấp đôi áo thường, tà và gấu áo may to bằng một tấc ta. Đón quan trên, kỳ mục các làng cũng phải mặc loại áo này. Khi thiết triều ở kinh đô, các quan đều phải mặc phẩm phục. Tuỳ theo quy định và theo thứ bậc mà các quan được dùng loại vải nào, màu sắc gì, may như thế nào. Ngay từ thời Lê, nhà vua lo 69 giữ nền nếp văn hiến bằng cách đặt ra các quy định, thể lệ về y phục đối với từng loại dân. Người nào mặc quần áo lạ lùng, quái gở thì phải phạt 80 trượng đối với đàn ông và 30 roi đối với đàn bà cộng thêm với việc tịch thu quần áo. Điều này là một minh chứng cho việc người Việt chú ý tới phục sức như thế nào. Theo quan niệm của người Việt, cái đẹp của cá nhân trong ứng xử trước hết là cái đẹp hình thức. Dù chỉ là tương đối, vẻ đẹp của hình thức phải thống nhất với nội dung. Nếu không có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung người Việt bao giờ cũng chọn nội dung Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Điều này cho thấy quan niệm về cái đẹp của người Việt rất thực tế. Ngoài ra, trang phục đối với người Việt không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà trong những hoàn cảnh cụ thể, nó đã được quy định rất chặt chẽ. Khi ấy nó không còn là trang phục nữa mà là sự biểu hiện của nội dung ứng xử. Thọ mai gia lễ đã quy định các loại áo tang mà con cháu trong họ phải tuân theo: Tang ba năm: áo ...

Tài liệu được xem nhiều: