Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 406.94 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh" được nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã và so sánh – phân tích dựa trên các tài liệu, các công trình nghiên cứu về lễ hội Cúng Trăng đã được công bố. Từ việc tìm hiểu nguồn gốc, giá trị mà chúng ta có được hướng bảo tồn và phát triển phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CÚNG TRĂNG CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH Vũ Quốc Đảng1 Lớp CH21LS01. Email: vuquocdang27@gmail.com TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều một nét văn hóa riêng của mình, chính những sắc màu văn hóa ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc và lễ hội là một trong những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các dân tộc khác góp phần hoàn chỉnh bức tranh về văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú vừa hòa chung thành một bảng màu. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh góp phần làm rõ hơn về nguồn gốc cũng như bước đầu đầu nhận diện được những giá trị của lễ hội đối với cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã và so sánh – phân tích dựa trên các tài liệu, các công trình nghiên cứu về lễ hội Cúng Trăng đã được công bố. Từ việc tìm hiểu nguồn gốc, giá trị mà chúng ta có được hướng bảo tồn và phát triển phù hợp. Từ khóa: Cúng Trăng, lễ hội, lễ hội Ok Om Bok, người Khmer Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nông nghiệp gắn với hình ảnh cây lúa nước điển hình của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó còn là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo với lối sống xen kẽ, gắn kết với nhau thành từng cụm xóm làng, phum sóc… Các yếu tố này chính là nền tảng tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống cho chúng ta, trong đó nổi bật hơn cả là lễ hội. Người Khmer Trà Vinh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung là một trong 54 dân tộc anh em của chúng ta. Họ quanh năm mưa nắng trên ruộng đồng, cày sâu quốc bẫm. Bên cạnh công việc họ cũng cùng xây dựng cho mình một giá trị văn hóa riêng hòa chung vào bản sắc của văn hóa Việt Nam. Khi nhắc đến người Khmer thì chúng ta sẽ nhắc đến một số lễ hội lớn của họ như: lễ mừng năm mới (Chôl Chnam Thmây), lễ Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe), Lễ ông bà (pithi Sen Dolta)…và hầu như lễ hội của người Khmer diễn ra quanh năm. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Ngày nay trong quá trình phát triển của đô thị, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì chúng có ảnh hưởng to lớn đến các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người Khmer Trà Vinh cũng có từng bước phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về mặt nhận thức… thì lễ hội, giá trị văn hóa của họ cũng có những sự biến đổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội rất quan trọng trong việc bảo tồn và và phát các lễ hội, văn hóa của dân tộc. Văn hóa truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng đang dần dần có sự thay đổi, biến đổi theo sự phát triển của xã hội. 13 Cũng có những thay đổi là sự tiếp biến văn hóa, cũng có sự thay đổi làm mất đi, thay đổi bản chất của lễ hội. Vì vậy, công tác nghiên cứu về nguồn gốc và giá trị của lễ hội để đưa ra những hướng bảo tồn và phát triển là hết sức cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điền dã dân tộc học với các hình thức như: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Phương pháp này giúp cho những người nghiên cứu có được một cách đầy đủ và chính xác các tư liệu thực tế. Quá trình tham gia khảo sát, tham dự lễ hội sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và nhận diện được hệ thống giá trị của lễ hội. Phương pháp phân tích –tổng hợp: dựa vào nhật ký điền dã và các nguồn tài liệu về lễ hội, lễ hội Cúng Trăng để tác giả đi vào tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của lễ hội. Phương pháp so sánh: đươc dùng xuyên suốt quá trình tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Tác giả đã so sánh lễ hội Cúng Trắng với các lễ hội khác của các dân tộc sống trên địa bàn và khu vực khác (Sóc Trăng, An Giang…) để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer ở Trà Vinh. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nguồn gốc lễ hội cúng trăng Trước tiên, lễ hội Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe) của người Khmer Trà Vinh là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của con người với các đấng thần linh đã bảo vệ mùa màng của họ được tươi tốt. Đó là thần Mặt Trăng ( Sampate Pres) người được cho là vị thần bảo hộ mùa màng, mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh… Mẹ Đất (Neang Hinh Pres Anây Thor) và Mẹ Nước ( Neang Hinh Pres Tưk)…Chúng ta cần hiểu rõ lễ hội Cúng Trăng là lễ hội lớn bao gồm nhiều nghi thức, nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó có các nghi thức, nghi lễ như: đua ghe Ngo (Um Tuk Ngua), Đút cốm dẹp (Ok Ang Bok), thả đèn gió, đèn nước… Bên cạnh đó, lễ hội Cúng Trăng cũng còn là dịp để mọi người trong phum sóc tụ họp, vui chơi cùng với nhau sau những ngày chăm sóc cây trồng vất vả. Có rất nhiều sự tích nói nguồn gốc của lễ hội Cúng Trăng, nhưng tựu chung lại thì ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI CÚNG TRĂNG CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH Vũ Quốc Đảng1 Lớp CH21LS01. Email: vuquocdang27@gmail.com TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều một nét văn hóa riêng của mình, chính những sắc màu văn hóa ấy đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc và lễ hội là một trong những mảng màu ấy. Lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh đã cùng với các dân tộc khác góp phần hoàn chỉnh bức tranh về văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú vừa hòa chung thành một bảng màu. Việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer tỉnh Trà Vinh góp phần làm rõ hơn về nguồn gốc cũng như bước đầu đầu nhận diện được những giá trị của lễ hội đối với cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu thông qua phương pháp điền dã và so sánh – phân tích dựa trên các tài liệu, các công trình nghiên cứu về lễ hội Cúng Trăng đã được công bố. Từ việc tìm hiểu nguồn gốc, giá trị mà chúng ta có được hướng bảo tồn và phát triển phù hợp. Từ khóa: Cúng Trăng, lễ hội, lễ hội Ok Om Bok, người Khmer Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nông nghiệp gắn với hình ảnh cây lúa nước điển hình của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó còn là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo với lối sống xen kẽ, gắn kết với nhau thành từng cụm xóm làng, phum sóc… Các yếu tố này chính là nền tảng tạo nên các giá trị văn hóa truyền thống cho chúng ta, trong đó nổi bật hơn cả là lễ hội. Người Khmer Trà Vinh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung là một trong 54 dân tộc anh em của chúng ta. Họ quanh năm mưa nắng trên ruộng đồng, cày sâu quốc bẫm. Bên cạnh công việc họ cũng cùng xây dựng cho mình một giá trị văn hóa riêng hòa chung vào bản sắc của văn hóa Việt Nam. Khi nhắc đến người Khmer thì chúng ta sẽ nhắc đến một số lễ hội lớn của họ như: lễ mừng năm mới (Chôl Chnam Thmây), lễ Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe), Lễ ông bà (pithi Sen Dolta)…và hầu như lễ hội của người Khmer diễn ra quanh năm. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Ngày nay trong quá trình phát triển của đô thị, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì chúng có ảnh hưởng to lớn đến các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, đời sống xã hội của người Khmer Trà Vinh cũng có từng bước phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về mặt nhận thức… thì lễ hội, giá trị văn hóa của họ cũng có những sự biến đổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của lễ hội rất quan trọng trong việc bảo tồn và và phát các lễ hội, văn hóa của dân tộc. Văn hóa truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng đang dần dần có sự thay đổi, biến đổi theo sự phát triển của xã hội. 13 Cũng có những thay đổi là sự tiếp biến văn hóa, cũng có sự thay đổi làm mất đi, thay đổi bản chất của lễ hội. Vì vậy, công tác nghiên cứu về nguồn gốc và giá trị của lễ hội để đưa ra những hướng bảo tồn và phát triển là hết sức cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điền dã dân tộc học với các hình thức như: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Phương pháp này giúp cho những người nghiên cứu có được một cách đầy đủ và chính xác các tư liệu thực tế. Quá trình tham gia khảo sát, tham dự lễ hội sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn sâu sắc và nhận diện được hệ thống giá trị của lễ hội. Phương pháp phân tích –tổng hợp: dựa vào nhật ký điền dã và các nguồn tài liệu về lễ hội, lễ hội Cúng Trăng để tác giả đi vào tìm hiểu về nguồn gốc, giá trị của lễ hội. Phương pháp so sánh: đươc dùng xuyên suốt quá trình tìm hiểu về lễ hội Cúng Trăng. Tác giả đã so sánh lễ hội Cúng Trắng với các lễ hội khác của các dân tộc sống trên địa bàn và khu vực khác (Sóc Trăng, An Giang…) để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của lễ hội Cúng Trăng của người Khmer ở Trà Vinh. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nguồn gốc lễ hội cúng trăng Trước tiên, lễ hội Cúng Trăng (pithi Sâm Peak Preach Khe) của người Khmer Trà Vinh là lễ hội thể hiện lòng biết ơn của con người với các đấng thần linh đã bảo vệ mùa màng của họ được tươi tốt. Đó là thần Mặt Trăng ( Sampate Pres) người được cho là vị thần bảo hộ mùa màng, mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh… Mẹ Đất (Neang Hinh Pres Anây Thor) và Mẹ Nước ( Neang Hinh Pres Tưk)…Chúng ta cần hiểu rõ lễ hội Cúng Trăng là lễ hội lớn bao gồm nhiều nghi thức, nghi lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó có các nghi thức, nghi lễ như: đua ghe Ngo (Um Tuk Ngua), Đút cốm dẹp (Ok Ang Bok), thả đèn gió, đèn nước… Bên cạnh đó, lễ hội Cúng Trăng cũng còn là dịp để mọi người trong phum sóc tụ họp, vui chơi cùng với nhau sau những ngày chăm sóc cây trồng vất vả. Có rất nhiều sự tích nói nguồn gốc của lễ hội Cúng Trăng, nhưng tựu chung lại thì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Lễ hội Cúng Trăng Lễ hội Ok Om Bok Người Khmer Trà Vinh Bản sắc văn hóa Việt Nam Đời sống xã hội người Khmer Trà VinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 305 0 0 -
197 trang 273 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 252 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 247 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 222 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 205 0 0 -
11 trang 204 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 191 0 0 -
Nghi thức chào hỏi trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
13 trang 139 0 0 -
Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
153 trang 130 0 0