Danh mục

Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nhằm mục tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh trong quá trình phát triển, để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh vào năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số Phạm Thị Cẩm Lài Tóm tắt Tây Ninh là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thể để phát triển du lịch, trong nhữngnăm qua Tây Ninh đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch để phục vụ mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của Tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, Tây Ninh đã xác định lại không gianphát triển du lịch, định vị sản phẩm du lịch, trong đó, xác định mục tiêu của Tỉnh là “Phấn đấuđến năm 2030, du lịch Tây Ninh thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy nhiên, ngành du lịchTây Ninh vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác độngcủa đại dịch Covid – 19, những thiệt hại mà ngành du lịch phải gánh chịu không chỉ nằm ở mứcđộ kinh tế, mà còn ở góc độ về nhân lực, nhiều lao động chuyển nghề dẫn đến việc thất thoátnhân lực đối với lĩnh vực du lịch, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh TâyNinh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số. Thực tế đó đặt ra nhucầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có khả năng thích ứng với xu thế mới củathời đại công nghệ 4.0, nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngànhdu lịch của tỉnh trong quá trình phát triển, để du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũinhọn của tỉnh Tây Ninh vào năm 2030. Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch Tây Ninh, nguồn nhân lực du lịch 1. Giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Tây Ninh Tây Ninh là một tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam, thuộc vùng Đông Nam bộ. Địa giớihành chính tỉnh Tây Ninh Phía Bắc và phía Tây giáp với nước Campuchia có đường biên giớikéo dài 240 km, có 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam; 3 cửa khẩu quốc gialà Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ. Phía Đông giáp với tỉnh Bình Phướcvà tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài giáp tuyến 123 km. Phía Nam giáp thành phố Hồ ChíMinh và tỉnh Long An có tổng chiều dài giáp tuyến 36,5 km. Toàn tỉnh hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm Thành phố Tây Ninh, 2 thị xã (Hòa Thành,Trảng Bàng) và 6 huyện (Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Tân Châu, TânBiên). Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách thành phốHồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22. Theo tổng điều tra dân số tính từ ngày 01/4/2019 tỉnh Tây Ninh có 22 dân tộc thiểu số.Dân tộc kinh có 1.149.517 người, chiếm tỷ lệ 98,31%; các dân tộc khác có 19.759 người, chiếmtỷ lệ 1,69%. Các dân tộc luôn gắn bó đoàn kết. Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóariêng góp phần tạo ra bản sắc văn hóa chung mang tính đặc thù của tỉnh Tây Ninh. Tây Ninhcó 05 tôn giáo chính (Cao đài, Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo), với hơn 285 cơ sởthờ tự. Tổng số chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh chiếm hơn64% dân số toàn tỉnh (riêng Cao đài Tây Ninh chiếm 42%). Tây Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Về tài nguyên du lịchtự nhiên: Tây Ninh là tỉnh có tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và còn nguyênsơ, đặc biệt là tài nguyên rừng dày, bán ẩm, đa dạng sinh học, đặc trưng cho sự giao thoa chuyểntiếp giữa các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; các cảnh quanthiên nhiên tại Khu di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng Núi Bà Đen, Vườn Quốc Gia Gò Lò- Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn… là tài nguyên du lịch tự nhiênquan trọng để thu hút khách du lịch và tổ chức các loại hình du lịch. Đặc biệt, Khu du lịch Núi 743Bà Đen là điểm đến thu hút bậc nhất của tỉnh Tây Ninh đã góp phần vào nguồn thu về du lịch,phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về tài nguyên du lịch văn hóa: Tây Ninh có 95 di tích được xếp hạng, trong đó có 01 ditích quốc gia đặc biệt; 26 di tích quốc gia; 68 di tích cấp tỉnh. Tây Ninh có 08 di sản văn hoáphi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia: Nghệ thuật đờn catài tử Nam Bộ (đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhânloại); Lễ kỳ yên đình Gia Lộc; Nghệ thuật trình diễn múa trống Chhay-Dăm; Nghề bành trángphơi sương Trảng Bàng; Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu; Lễ hội Quan Lớn Trà Vong tỉnh TâyNinh; Nghệ thuật chế biến món ăn chay; nghề thủ công truyền thống làm muối ớt ở Tây Ninh. Tây Ninh còn được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, căn cứ địa cách mạng miềnNam trong các thời kỳ kháng chiến nên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Ditích lịch sử quốc gia đặc biệt căn cứ Trung ương cục miền Nam là nơi làm việc của các cơ quan,ban, ngành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; địa đạo An Thới; căn cứ của Tỉnh ủy; Huyệnủy… Tây Ninh được nhiều du khách biết đến với Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh – một tôn giáonội sinh của Việt Nam được khởi phát tại Tây Ninh – với quần thể kiến trúc là một công trìnhnghệ thuật hoành tráng kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc, kiến trúc tôn giáo phương Đôngvới kiến trúc tôn giáo phương Tây, trong đó, mỹ thuật kiến trúc Việt Nam vẫn giữ vai trò chủđạo. Tây Ninh còn có Tháp cổ Bình Thạnh và Tháp Chót Mạt là hai ngôi tháp cổ trên đất TâyNinh còn lại tương đối nguyên vẹn. Đây là một di tích kiến trúc cổ quý giá, một công trình kiếntrúc mỹ thuật đánh dấu một nền văn minh của loài người cách nay trên 1.000 năm thuộc nềnvăn hóa hậu Óc Eo. Về các làng nghề truyền thống: Làng nghề tỉnh Tây Ninh cũng đa dạng và phong phú,có một số làng nghề lâu đời như: nghề làm bánh tráng, nghề làm muối ớt, nghề chế biến sảnphẩm mây tre, nghề làm nhang, nghề mộc gia dụng, nghề làm nón lá, nghề rèn, …và một sốnghề mới như: nghề làm gốm, nghề điêu khắc… Trong đó nghề làm bánh tráng phơi sươngTrảng Bàng có những giá trị đặc sắc, riêng có của địa phương, đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: