Danh mục

Nguồn nhân lực ngân hàng trong kỷ nguyên số

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.79 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của đề tài này trình bày về nhân lực ngành Ngân hàng không nằm ngoài xu thế Khí tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI), Tài chính công nghệ (Fintech) đang dần thay thế con người trong những lĩnh vực từ đơn giản đến nâng cao, đặc biệt Fintech đang dần chiếm lĩnh, lấn sân một số dịch vụ truyền thống của Ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn nhân lực ngân hàng trong kỷ nguyên số 17. NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ ThS. Trần Vĩnh Hoàng - Khoa QTKD - UFM Tóm tắt Cuộc Cách mạng số hóa hay còn gọi là chuyển đổi số (digital transformation) đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mặt trái của Cách mạng này là có thể phá vỡ thị trường lao động. Nhân lực ngành Ngân hàng không nằm ngoài xu thế Khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI), Tài chính công nghệ (Fintech) đang dần thay thế con người trong những lĩnh vực từ đơn giản đến nâng cao, đặc biệt Fintech đang dần chiếm lĩnh, lấn sân một số dịch vụ truyền thống của Ngân hàng. Nhân lực của ngành NH phải làm gì để thích ứng được xu hướng công nghệ có tính cách mạng này, tư duy quản trị của các nhà Lãnh đạo cần chuyển đổi như thế nào trước thách thức từ những công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính? Hợp tác hay cạnh tranh hoặc cả hai? Các trường đại học cần nắm bắt xu hướng thay đổi mạnh mẽ của thị trường nhân lực ngành NH, những thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực để điều chỉnh định hướng, chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trong bài viết “Nguồn nhân lực Ngân hàng trong kỷ nguyên số” sẽ đề cập một số nội dung trên. Từ khóa: digital transformation, Fintech, Nhân lực, Ngân hàng 1. Những lợi thế từ công nghệ số đối với ngành dịch vụ Năm 2019 dường như sẽ được ghi nhận là năm bước ngoặt khi sự đổi mới về công nghệ kỹ thuật số đã trở nên rất phổ biến. Những năm gần đây, đổi mới công nghệ đã trở thành xu thế không thể đảo ngược và tăng tốc. Các ngành nghề buộc phải thích ứng với những cách thức hoạt động mới, hầu hết liên quan đến sự chuyển đổi kỹ thuật số mà thế giới đã và đang trải nghiệm, từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến blockchain và Fintech. Theo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard năm 2016, những doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số đã tăng trưởng trung bình 55% tổng lợi nhuận trong giai đoạn ba năm, trong khi những công ty còn lại chỉ tăng trưởng 37% trong cùng thời kỳ. Tại Việt Nam việc thử nghiệm và bước đầu đưa vào khác thác dịch vụ 5G là nền tảng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số. Đối với ngành NH, việc ứng trí tuệ nhân tạo, Fintech và AI đã được triển khai, một số hoạt động cụ thể như sau: Đối với trí tuệ nhân tạo AI: Được sử dụng như những chatbot trong tiếp xúc khách hàng, Thu thập và phân tích dữ liệu. Danh mục đầu tư và quản lý tài sản. Chức năng quản lý rủi ro. Phân tích thực trạng tài chính. 169 Phát hiện gian lận và chống rửa tiền. Đối với Fintech: Thanh toán và ví điện tử Data Management Tư vấn tài chính cá nhân Hỗ trợ phân tích khách hàng ….. Việc ứng dụng công nghệ số giúp các NH giúp đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai, định hình lại mô hình kinh doanh, thanh toán điện tử, khắc phục trở ngại về thời gian và không gian, tiết kiệm được chi phí; đồng thời, tạo điều kiện cho các giao dịch Ngân hàng quốc tế được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, đem lại cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh tài chính, Ngân hàng. Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ của Cách mạng số góp phần thúc đẩy sự hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới trong ngành Ngân hàng như: M-POS, ví điện tử, công nghệ thẻ chip, mobile banking, internet banking… Công nghệ số giúp xây những trung tâm dữ liệu lớn (big data) giúp cho khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng có nhiều thuận lợi. Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những thông tin hữu ích, cấp thời, hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, từ đó góp phần giảm được chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh cho các Ngân hàng, đặc biệt là công tác thống kê, dự báo về hoạt động tài chính Ngân hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 2. Thách thức đối nhân sự ngành Ngân hàng 2.1 Thách thức về nguồn nhân sự trong tương lai và trình độ nhân sự hiện tại Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của Ngân hàng, như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng, marketing. Với xu hướng chuyển đổi từ Ngân hàng truyền thống thành Ngân hàng số phát triển mạnh mẽ, tác nghiệp Ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế, khởi đầu bằng sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch, chi nhánh, kéo theo sự sụt giảm của một số vị trí như giao dịch viên, bán lẻ, nhân viên tổng đài, … Cách mạng số đặt ra yêu cầu mới về số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều hoạt động có thể được thực hiện bằng rô bốt và trí tuệ thông minh AI, phân tích dữ liệu lớn (big data). Để giải quyết những hạn 170 chế về trình độ, năng lực của cán bộ, nhân viên và sắp xếp công việc cho một số lượng công nhân viên là một bài toán không hề dễ đối với ngành Ngân hàng trong bối cảnh cuộc Cách mạng số hóa. Trình độ CNTT là thách thức lớn nhất đối với nhân sự NH khi chuyển đổi mô hình sang NH số vì các hoạt động dựa trên nền tảng số hóa từ thủ tục, quy trình. Nhân lực có kỹ năng chuyên môn về tài chính Ngân hàng chiếm số lượng rất lớn (trên 90%) nhưng kỹ năng về IT rất ít, và kỹ năng về ngoại ngữ nhất là tiếng Anh thành thạo cũng không đáng kể (chủ yếu tập trung ở trụ sở chính); Nhân lực về IT chiếm số lượng rất thấp, các kỹ sư công nghệ thường giỏi về IT những kỹ năng về tài chính không cao, nên việc lập trình ứng dụng gặp nhiều khó khăn giữa bên chuyên môn phải mô tả rõ, dễ hiểu theo ngôn ngữ lập trình, vì vậy thường dẫn đến nhiều trục trặc. Nhân lực quản trị cấp cao thường có nhiều chuyên môn về tài chính nhưng khả năng hiểu biết về IT rất ít, nên đấu thầu mua các phần mềm quản trị cũng diễn ra những khó khăn, tốn kém. Thực tế đã có những Ngân hàng lãng phí hàng triệu USD về một phần mềm quản trị rủi ro phải bỏ qua không sử dụng được; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: