Thông tin tài liệu:
Thậm chí vì Việt Nam chưa được xem có nền kinh tế thị trường, có lúc họ lấy giá ở một nước thứ ba nào đó để so sánh. Phóng viên thắc mắc, nhưng đây là phát biểu của doanh nghiệp và đoan chắc mình ghi đúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý? Nguồn tin nói sai, làm sao xử lý? Thậm chí vì Việt Nam chưa được xem có nền kinh tế thị trường, có lúc họ lấy giá ở một nước thứ ba nào đó để so sánh. Phóngviên thắc mắc, nhưng đây là phát biểu của doanh nghiệp và đoanchắc mình ghi đúng.Vấn đề: Nếu phóng viên biết nguồn tin của mình đang nói sai,phải xử lý những thông tin sai như thế nào trong bản tin củamình. Phóng viên có quyền sửa sai cho lời trích hay không?Để dễ theo dõi, chúng ta có thể chia phát ngôn của nguồn tin rathành hai dạng – cung cấp sự kiện thuần túy và phát biểu ý kiếnriêng.Phải thật trọng trước mọi câu tríchTrong trường hợp nguồn tin cung cấp sự kiện, phóng viên phảiluôn luôn kiểm chứng, đối chiếu để tin chắc sự kiện nêu ra làchính xác. Nếu nguồn tin nói sai, phóng viên phải biết hoặc chỉnhsửa cho nguồn tin, hoặc không đưa thông tin sai vào bài viết hoặcđưa vào nhưng thêm những thông tin đúng từ những nguồn tinchính xác hơn. Không thể để nguồn tin muốn nói gì mình tríchnấy và bảo đó là trách nhiệm phát ngôn của nguồn tin. Hơn nữa,phóng viên có trách nhiệm là người hiểu đầy đủ những gì mìnhviết ra. Câu này nghe có vẻ quá hiển nhiên nhưng trong thực tế,nhiều phóng viên trẻ nộp cho toà soạn những bản tin trong đó cónhiều đoạn chứa nhiều thuật ngữ chuyên môn mà người viết tinkhông hiểu gì cả nên diễn đạt sai. Lỗi này xuất hiện trên nhiềudạng tin, từ kinh tế đến tin học; từ khoa học, kỹ thuật đến y tế…Phóng viên nào xây dựng được cho mình óc tò mò và sự hoàinghi sẽ tránh được các thiếu sót loại đó.Vấn đề càng rõ hơn khi nguồn tin nói về một người thứ ba. Lúcđó, chắc chắn phóng viên phải kiểm chứng ngay với nguồn tinmới xuất hiện này chứ không thể dựa vào phát biểu của nguồn tinđầu tiên. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rất nhiều mẩu đính chínhtrên báo là do phóng viên lười, không chịu kiểm chứng nên đưatin sai theo nguồn tin “chưa đáng tin cậy” của mình.Doanh nghiệp nào cũng thích mình là người đầu tiên làm ra sảnphẩm này, cung ứng dịch vụ nọ và họ cũng biết báo chí thích từđầu tiên trong tin. Cần cảnh giác trước từ này. Chỉ dùng khi đãkiểm chứng và tin chắc nó chính xác. Cũng cần cảnh giác trướccác thông số thị phần mà doanh nghiệp thường nêu là sản phẩmcủa họ đang chiếm giữ. Người phóng viên nếu chuyên trách sâulãnh vực mình theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những lời nói phóngđại.Nhận thông báo báo chí của một công ty vừa nhận chứng nhậnISO 9000, phóng viên biết mười mươi là công ty này sai khi chorằng họ là doanh nghiệp đầu tiên trong lãnh vực tin học nhận giấychứng nhận này. Đừng vì sự hấp dẫn của tin, đừng để tin có khảnăng chọn đăng làm bạn cố tình đưa chi tiết sai này vào tin.Tương tự, khi chúng ta đi phỏng vấn người dân địa phương, mộtlão nông ít học, đừng cố ý chứng tỏ mình biết ghi nhận thực tếphong phú bằng cách trích những câu phát biểu ngô nghê, saingữ pháp, đầy từ địa phương vào tin. Làm vậy, người đọc sẽ bịphân tâm và chủ đích tin sẽ bị sai lạc. Dĩ nhiên nếu bạn đang viếtmột phóng sự mà phương ngữ là chủ đề chính thì đó là chuyệnkhác.Ngay cả khi nói chuyện với các quan chức, các nghệ sĩ haynhững nhân vật nổi tiếng khác, phóng viên cũng không nên ghi lạinguyên văn những tiếng ề à, những câu thiếu chủ ngữ, nhữngchỗ “buột miệng” mà nói của nguồn tin. Nghệ thuật ghi lại cuộcphỏng vấn là làm sao khi nguồn tin đọc bài trên báo có thể gật gùnói,” Đây không hẳn là những gì tôi nói nhưng chính là điều tôimuốn nói.”Việc trích nguồn tin nói sai Tam Kỳ thuộc Đà Nẵng chỉ có ý nghĩakhi phóng viên đang viết bài phê phán sự kém hiểu biết của họcsinh, của một quan chức không sát thực tế hay của một chươngtrình đố vui ra đề sai, chẳng hạn. Ngoài ra không có lý gì ngườiphóng viên, dù biết sai, vẫn ghi chép và trích dẫn với biện minh,”Đấy là ông ta nói, chứ đâu phải tôi.”Nhưng đừng phán xét trong tinTrường hợp thứ hai, khi nguồn tin phát biểu ý kiến riêng thì sựviệc có hơi phức tạp hơn một chút.Hãy lấy một trường hợp đã xảy ra để làm ví dụ. Toà soạn vàchính phóng viên đang cổ súy cho dự thảo sửa đổi Luật Đầu tưNước ngoài theo hướng thông thoáng hơn, gần với thông lệ quốctế hơn để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Mộttrong những điều sửa đổi đang được thảo luận là nên hay khôngnên bỏ nguyên tắc nhất trí 100% trong một số quyết định quantrọng của Hội đồng Quản trị liên doanh. Bạn cho rằng cần bỏnguyên tắc này và thay vào đó là nguyên tắc biểu quyết theo đasố phiếu.Thế nhưng bạn được phân công dự một buổi góp ý cho dự thảoluật mà người tham gia là phía Việt Nam trong các liên doanh. Dĩnhiên những ông bà Phó Tổng giám đốc cương quyết đề nghịkhông bỏ nguyên tắc này vì nó là vật hộ mệnh cuối cùng bảo vệcho chỗ làm của họ. Là Phó Tổng giám đốc và là thành viên Hộiđồng Quản trị, dù năng lực có yếu kém đến đâu cũng không sợ bịbãi ...