Danh mục

Nguyễn Diệu Thảo: Sáng Tạo Trên Nền Tảng Văn Hóa Ẩm Thực Dân Gian

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.16 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cộng tác thường xuyên với một số tờ báo chuyên về ẩm thực, làm tư vấn cho các nhà hàng lớn, tham gia các lễ hội ẩm thực quốc tế, nhân vật chính của chương trình Khéo tay hay làm phát đều đặn hàng tuần trên sóng Đài Truyền hình TP.HCM hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Diệu Thảo trông trẻ hơn nhiều so với tuổi 46. Không phải là doanh nhân nhưng chị giúp cho nhiều doanh nhân thành công khi họ mở nhà hàng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Diệu Thảo: Sáng Tạo Trên Nền Tảng Văn Hóa Ẩm Thực Dân Gian Nguyễn Diệu Thảo: Sáng Tạo Trên Nền Tảng Văn Hóa Ẩm Thực Dân Gian Cộng tác thường xuyên với một số tờ báo chuyên về ẩm thực, làm tư vấn cho các nhà hàng lớn, tham gia các lễ hội ẩm thực quốc tế, nhân vật chính của chương trình Khéo tay hay làm phát đều đặn hàng tuần trên sóng Đài Truyền hình TP.HCM hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Diệu Thảo trông trẻ hơn nhiều so với tuổi 46. Không phải là doanh nhân nhưng chị giúp cho nhiều doanh nhân thành công khi họ mở nhà hàng. Công việc ngổn ngang, lại đang trong giai đoạn hoàn tất luận án tiến sĩ nhưng chị vẫn cố gắng dành cho chúng tôi một cuộc hẹn tại nhà riêng. Thành danh trong lĩnh vực ẩm thực nhưng công việc chính của chị là giảng dạy tại khoa Sư phạm Kỹ thuật, ngành Kinh tế gia đình thuộc trường Đại học Sài Gòn (trước kia là trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM) hơn hai mươi năm qua. Chị mở đầu cuộc trò chuyện bằng hành trình gắn bó với ngành học nghe còn khá lạ lẫm này. Ở các nước phát triển, ngành Kinh tế gia đình đã có từ rất lâu. Còn ở Việt Nam, ngành học này vẫn chưa được nhiều người biết đến dù nó có từ năm 1977 mà nơi đầu tiên thành lập mã ngành là trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trước kia, ngành này chỉ tuyển sinh viên nữ, dạy từ cách đi đứng, ăn nói, nấu nướng, thêu thùa, chăm sóc con cái, trang điểm… mục đích là giúp người phụ nữ hoàn thiện công dung ngôn hạnh như tiêu chuẩn tứ đức của người xưa. Có lẽ cũng giống như những người khác, tôi chọn ngành học này là vì mong muốn khi lấy chồng có thể chăm sóc gia đình riêng của mình thật tốt. Đó cũng là mơ ước mà tôi theo đuổi suốt thời con gái. Tốt nghiệp, tôi được phân công về trường Sư phạm Kỹ thuật ngành Kỹ thuật nữ công và làm việc tại đây. Thời gian đầu, ngoài thời gian đi dạy, tôi vẫn còn nửa buổi để chăm chút cho mái ấm của mình và thế là rất mãn nguyện rồi. Hiện nay, do xã hội phát triển, vai trò của người phụ nữ cũng đã có nhiều thay đổi nên ngành học nhấn mạnh về chữ công nhiều hơn. Bên cạnh công việc gia đình, phụ nữ thời nay còn đóng góp đáng kể vào thu nhập của gia đình. + Mơ ước giản dị như vậy nhưng thực tế thì chị đã làm được nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực? - Thời sinh viên, tôi được đào tạo ở nhiều lĩnh vực. Năm 1983, thời điểm tôi tốt nghiệp cũng là lúc cả nước ăn cơm độn, lương thực thiếu thốn thì làm gì có đất cho ẩm thực phát triển. Công việc đầu tiên của tôi là dạy cắt may, rồi thiết kế thời trang vì nghề này hồi đó đang thịnh. Cắt may hết “ăn khách” thì tôi chuyển sang dạy cắm hoa. Tiếp đến là dạy trang trí bánh kem trong khoảng thời gian gần 10 năm. Khi các cửa hàng lớn chuyên về bánh như Kinh Đô, Đức Phát… xuất hiện ở thành phố, nhận thấy môn này thoái trào là tôi chuyển sang ẩm thực, tính đến nay cũng đã được gần 11 năm. + Nhìn lại toàn bộ quá trình thì dường như nhu cầu của thị trường đã đưa đẩy chị đến với ẩm thực? - Đúng. Đi trước có nhiều thuận lợi. Khi nhu cầu vừa xuất hiện thì mức độ đòi hỏi chưa cao, nhưng nghề dạy nghề, càng ngày tay nghề mình càng khá lên, theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường. Nước lên thì thuyền lên. + Nhiều đầu bếp nổi tiếng tại thành phố này khi chuyển sang kinh doanh nhà hàng đều rất thành công. Chừng nào sẽ đến lượt chị? - Tôi sẽ không lao vô lĩnh vực kinh doanh. Tôi có cảm giác kinh doanh nằm ngoài khả năng của mình. + Chị tin vào trực giác của mình… - Trực giác của tôi ít khi sai. Vả lại mục đích tối thượng của kinh doanh là để làm giàu. Còn… + … Chị không ham giàu? - Tính toán lời lãi, thiệt hơn khiến tôi cảm thấy bất an. Mục đích sống của tôi là được làm công việc mình thích một cách thoải mái. + Kinh doanh nhà hàng cũng như làm dâu trăm họ. Nấu ăn cho một số ít người (chẳng hạn như trong phạm vi gia đình) khác với việc phục vụ cả trăm, ngàn lượt khách cùng lúc. Ấy là chưa nói đến chuyện quản lý, rủi ro… Nấu ăn giỏi không đảm bảo rằng có thể thành công khi kinh doanh nhà hàng? - Tất nhiên, nấu bếp và kinh doanh là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nấu ăn giỏi, món ăn ngon chỉ là một trong những yếu tố thành công trong lĩnh vực này. + Xem ra làm tư vấn khỏe hơn? - Cũng không hẳn. Tôi mới chuyển qua làm tư vấn được mấy năm nay. Trước đó, ngoài dạy nấu ăn, tôi làm food stylish trong một thời gian khá dài. Food stylish hiểu nôm na là bày biện món ăn làm sao cho đẹp, cho có phong cách. Nấu món ăn ngon chưa đủ, mà còn phải biết trang trí món ăn sao cho thật hấp dẫn. Ở các nước phát triển, food stylish là một nghề và là công việc riêng biệt, không nhất thiết phải là đầu bếp. Cách nay 10 năm, việc bắt đầu vào nghề này rất khó. Đơn giản vì không có nơi nào dạy cả, muốn làm thì tự mày mò mà học, rồi nghề dạy nghề. Làm tư vấn thì ít bị sức ép từ những công việc trực tiếp như là nghề nấu bếp, tuy vậy lại làm mình rất nặng đầu và đòi hỏi đầu tư tâm sức rất nhiều cho công việc, bất kể giờ giấc. Làm đầu bếp thì nặng nhọc nhưng hết giờ làm việc là được nghỉ ngơi; nhưng làm tư vấn thì lúc nào cũng trăn trở với chuyện thành bại của nhà hàng, chưa nói đến phải có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh. Công việc kinh doanh của nhà hàng suôn sẻ hay không phụ thuộc nhiều vào các góp ý cũng như khả năng tổ chức, chuẩn bị của mình dành cho bộ phận bếp. Khi có những trục trặc, đột biến thì phải vắt óc suy nghĩ, bàn bạc với người cộng tác và tìm giải pháp tốt nhất. Phải làm sao công việc tư vấn của mình thực sự mang lại lợi ích cho chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư vượt qua được giai đoạn khó khăn, làm ăn tốt thì đó là phần thưởng lớn nhất. Mỗi lần vượt qua khó khăn thì “công lực” của mình lại tăng thêm một phần. + Một câu hỏi không mới: Chị nghĩ thế nào về ẩm thực Việt Nam? - Câu hỏi này rất lớn, vượt quá khuôn khổ một cuộc trò chuyện. Tôi chỉ có thể nói rằng ...

Tài liệu được xem nhiều: