Kỷ niệm100 năm Phong trào chống Thuế Nghệ Tĩnh: Đúng 100 năm trước, năm 1908, một cuộc vận động quần chúng có ảnh hưởng vang dội là Phong trào “khiếu sưu” tức xin giảm sưu thuế đã nổ ra tại nhiều tỉnh Trung Kỳ. Tại hai địa bàn trung tâm của nó là Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhiều năm qua, phong trào này đã được giới sử học nghiên cứu khá tỉ mỉ. Nhưng giai đoạn sau của phong trào, khi lan ra tới Thanh - Nghệ - Tĩnh, thì còn ít người chú ý, ngoài vài dòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Hàng Chi Nguyễn Hàng ChiKỷ niệm100 năm Phong trào chống Thuế Nghệ Tĩnh:Đúng 100 năm trước, năm 1908, một cuộc vận động quần chúng có ảnh h ưởngvang dội là Phong trào “khiếu sưu” tức xin giảm sưu thuế đã nổ ra tại nhiều tỉnhTrung Kỳ. Tại hai địa bàn trung tâm của nó là Quảng Nam và Quảng Ngãi, nhiềunăm qua, phong trào này đã được giới sử học nghiên cứu khá tỉ mỉ. Nhưng giaiđoạn sau của phong trào, khi lan ra tới Thanh - Nghệ - Tĩnh, thì còn ít người chú ý,ngoài vài dòng ghi chép sơ sài của Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh trongcác tác phẩm của các cụ viết về thời kỳ này (có lẽ do các cụ bị bắt trước khi phongtrào bùng lên ở xứ Nghệ nên không có tư liệu nhiều chăng). Vậy mà trên thực tế,mảnh đất Nghệ-Tĩnh với truyền thống đấu tranh quật cường - song đôi lúc khôngkhỏi cực đoan - đã làm cho phong trào có thêm những sắc thái ý nghĩa mới mẻ.Nghệ-Tĩnh, quê hương của Phan Bội Châu, người cầm đầu khuynh hướng bạođộng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, là một địa bàn chiến lược của Hội Duy Tân.Trong lúc tập trung mọi cố gắng đưa người xuất dương học tập để chuẩn bị võtrang bạo động, Phan Bội Châu vẫn không từ bỏ những hình thức hoạt động vốnđược coi là đặc trưng của khuynh hướng cải cách ôn hòa. Trên đất Nghệ-Tĩnh lúcđó, bên cạnh các hội nông hội thương có vẻ hiền lành như hội buôn Mộng Hanhcủa Lê Văn Huân ở chợ Trổ (Đức Thọ), hội buôn Lê Đình Phương (Tú Phương) ởphố Xuân Tân (Can Lộc), Trại Cày của Nguyễn Phi Tạo ra đời muộn hơn ở dướichân núi Hồng (Can Lộc)… còn có Triêu Dương thương quán của Ngô Đức Kế vàĐặng Nguyên Cẩn ở Vinh được thành lập với sự thỏa thuận của Phan Bội Châu.Vì thế có thể nói Nghệ-Tĩnh là địa bàn mà giữa “bạo động” và “duy tân” có mốiliên hệ đan xen khăng khít chứ không tách riêng, thậm chí chống đối lẫn nhau. Đólà ý kiến gần như thống nhất giữa nhiều học giả, từ Huỳnh Thúc kháng, một ngườitrong cuộc (trong cuốn Vụ kháng thuế ở Trung Kỳ năm 1908), đến Nguyễn VănXuân một cây bút miền Nam trước 1975 (trong cuốn Phong trào Duy tân, 1970).Cũng khác với các địa phương, ngay trước khi phong trào chống thuế ở Nghệ-Tĩnhbùng nổ thì phần lớn sĩ phu cải cách ôn hòa có tiếng tăm như Ngô Đức Kế, Lê VănHuân, Đặng Văn Bá... đều đã bị bắt. Riêng Đốc học Đặng Nguyên Cẩn trước đó bịđẩy vào Bình Định nhưng rồi cũng bị đưa ra Hà Tĩnh xét xử vào đầu năm 1908.Vì vậy, những người lãnh đạo phong trào Chống Thuế ở Nghệ Tĩnh thực sự là cácđảng viên Duy Tân hội. Đầu năm 1908, khi phong trào Đông Du bắt đầu gặp khókhăn thì lực lượng võ trang bí mật của Phan Bội Châu ở Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại doNgư Hải (Đặng Thái Thân), Thần Sơn (Ngô Quảng), Đại Đẩu (Lê Quyên) nắm.Lực lượng này đã bám theo dọc vùng sông Lam núi H ồng, chưa kể một bộ phậnnhỏ của họ do Phạm Văn Ngôn phụ trách đã kéo ra Yên Thế (Bắc Giang) phối hợpvới Đề Thám. Trong năm 1907, nghĩa quân đã đẩy mạnh hoạt động chế tạo vũ khíở vùng Vinh - Xã Đoài (cơ sở của Lê Võ, Đặng Văn Bá), và móc nối được với các“ổ” đề kháng ở Yên Thành, Diễn Châu. Ngoài ra, để che mắt địch, Duy Tân hội đ ãnắm lấy các sĩ phu trẻ đầy nhiệt huyết để thông qua họ lãnh đạo phong trào ChốngThuế và hướng phong trào này đi theo ý đồ của mình.Trong phong trào Chống Thuế ở Hà Tĩnh, đáng chú ý nhất là hai huyện Can Lộcvà Nghi Xuân. Ở Can Lộc, Phong trào gắn liền với tên tuổi của một Nho sinh xuấtsắc là Nguyễn Hàng Chi (1885-1908). Ông quê ở thôn Đông Thượng, xã Ích Hậu,tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thântrong một gia đình Nho học nổi tiếng về truyền thống yêu nước. Nguyễn Hàng Chinguyên tên là Nối, khi đi học lại có tên là Đồ Nam và Đồ Tuy. Tuy tiếng tăm họcvấn lừng lẫy khắp vùng, nhưng ông không chịu đi thi, tính khí rất ngang tàng. Vốncó người anh là Tú tài Nguyễn Hiệt Chi, một sĩ phu trong Nhóm sáng lập Công tyLiên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết (nơi Nguyễn Tất Thành đến dạyhọc năm 1910-11), nên ông sớm say mê phong trào Duy Tân. Tuổi trẻ, hăng hái lạinghịch tinh, Nguyễn Hàng Chi đã cùng bạn bè đầu têu nhiều chuyện gây tiếngvang xa rộng, như kéo nhau đi phá đình phá chùa, bài trừ hủ tục, mê tín, cổ xúyđọc tân thư, tham gia các cuộc hát phường vải, hát nhà trò, đề thơ ở trường học...để lồng vào đấy những lời hô hào chống đám cựu Nho và canh tân đất nước. Đặcbiệt, ông là người đầu tiên ở Nghệ Tĩnh dám cắt bỏ búi tó trên đầu, mặc áo ngắn,để răng trắng, bất chấp sự can ngăn khóc lóc của nhiều người kể cả bố mẹ. Tronghoàn cảnh vài năm đầu thế kỷ XX, giữ hay bỏ đầu tóc của mình còn là một việc vôcùng trọng đại. Nguyễn Hàng Chi phải thưa với mẹ ý định của anh, nhưng bị mẹngăn cản:“Tóc dài ngài (thân thể) đẹp con ơi,Sao con lại cắt để người cười chê?”Rồi cả bà con trong họ cũng phản đối khiến anh có lúc hơi nhụt chí. Nhưng mộthôm, như tài liệu gia đình còn để lại, sau khi nốc cạn một búp r ượu, anh mượn cớsay la đà đem kéo cắt phăng ngay “củ hành” sau gáy, coi như việ ...