Nguyễn Huệ với chiến lược con ngườiNhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộng thấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngự bút chữa là: "Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị" (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chính trị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: "Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào?" Tôi khấu đầu khen hay.Cũng có thể những giấc mơ có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Huệ với chiến lược con người Nguyễn Huệ với chiến lược con ngườiNhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làmmột bài thơ với lời chú thích rất lạ, như thế này: Mùa xuân năm Đinh Tỵ, tôi mộngthấy Thiên Hoàng đế ngự ra Bắc Thành; tôi hầu thảo chiếu thư. Câu cuối cùng ngựbút chữa là: Trẫm lạc nhân hoàn lưu chính trị (Trẫm xuống cõi đời, lưu lại chínhtrị), rồi ngoảnh lại bảo tôi: Trẫm thêm bảy chữ, người thấy thế nào? Tôi khấuđầu khen hay.Cũng có thể những giấc mơ có thật; nhưng ở đây người ta đọc thấy cái hàm ý củaNgô Thì Nhậm muốn dùng một giấc mơ để khuyên răn vua Cảnh Thịnh. Như thếlà, qua lời tự thẩm định của chính nhà vua trong giấc mơ, thì khát vọng lớn ở đờicủa Nguyễn Huệ phải là chiến công mà là chính trị, là làm sao xây đắp được mộtnền Đại Chính để nhân dân sống có hạnh phúc. Đây là sự đánh giá hết sức sâu sắccủa một nhà văn hóa lớn đối với vị anh hùng dân tộc: Nguyễn Huệ không chỉ làmột thiên tài quân sự, mà còn là một nhà vương đạo mang cái Tâm nhân nghĩa baotrùm cả thời đại ông. Đối tượng toàn diện của chính trị là con người và vì thế, cóthể nói đến một Chiến lược con người trong sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Huệ.Truyền thuyết dân gian Bình Định có nói đến một nhân vật lịch sử tên là GiáoHiến, người thầy toàn diện đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên bảnlĩnh của Nguyễn Huệ từ những năm còn vác cày cho tới khi trở thành thủ lĩnh khởinghĩa. Đến trước khi nhắm mắt, thầy giáo Hiến vẫn luôn luôn răn bảo người họctrò mà ông đã gởi gắm tất cả kỳ vọng tương lai:Một mai chống vững sơn hàPhải dùng văn trị dung hòa võ côngSau này rực rỡ đai cânPhải dùng đức trị mười phân vẹn mườiNhớ câu thu phục lòng người...Văn trị, Đức trị, Lòng người... có lẽ những bài học vỡ lòng ấy từ thuở dựng cờ đãvang động sâu thẳm trong bản chất minh tuệ của Nguyễn Huệ để phát triển lênthành tư tưởng vương đạo của ông qua suốt sự nghiệp giải phóng và phục hưngdân tộc.Không nghi ngờ gì nữa, rằng một nền chính trị lớn (Đại chính) phải thể hiện đầyđủ lý tưởng An dân của nó. Nguyễn Huệ chăm lo giáo dục quân đội của ôngthành một sức mạnh vì dân trừ bạo từ trong bản chất, những người lính trên đườngdài chinh phạt vẫn sống không lương không tiền, nhưng không lấy cái gì củangười Bắc hết, hoặc ăn cơm không muối, uống nước lạnh và ngủ ngoài trời (Thưcủa linh mục Le Roy ở Kẻ Vĩnh). Dưới quyền Nguyễn Huệ không thấy sử sách nóitới nạn tham nhũng và hối lộ; ông trừng trị thẳng tay với bất cứ ai lợi dụng quyềnthế để cướp đoạt và ức hiếp nhân dân. Nhật ký của Hội truyền giáo Bắc kỳ thời đócó ghi lại một sự kiện điển hình: Trước mặt ông ta (Ngô Văn Sở), vua QuangTrung đã xử trảm viên trấn thủ Thanh Hóa và một đại thần khác bị khép tội quấynhiễu đàn áp dân chúng. Thanh lọc mọi yếu tố xúc phạm nhân dân ra khỏi bộmáy cai trị dưới quyền mình, đó là bản chất dân chủ của đường lối Đại Chính củaNguyễn Huệ, mặc dù ở thời đại ông, lịch sử chưa bao giờ có cơ hội để trả giá chomột khái niệm về dân chủ nào hết.Ngay khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ đã công bố lời thề tâm huyết tận đáy lòng củamột lãnh tụ nghĩa quân đã trải suốt mười bảy năm chiến đấu vì nhân dân, rằngnhiệm vụ của ông là dìu dắt dân vào con đường lớn, đưa dân lên cõi đài xuân.Trong nhiều chính sách tiến hành ngay sau đó, chính quyền vua Quang Trung đãtập trung vào hai nhiệm vụ dân tộc lớn nhất là chống giặc đói (Chiếu khuyếnnông), và chống giặc dốt (Chiếu lập học). Đặc biệt, sự chăm lo việc học cho dânđã được nhà vua đưa lên nhiệm cấp bách hàng đầu, nhằm mục đích nâng cao vănhóa đại chúng và đào tạo nhân tài cho đất nước: Dựng nước lấy dạy học làm đầu;cai trị lấy nhân tài làm gốc. Vì thế dù tình hình kinh tế quốc gia hết sức khó khănqua chiến tranh, và còn phải tiếp tục đánh giặc, vua Quang Trung vẫn nỗ lực thựchiện một chính sách văn hóa - giáo dục dân tộc sâu rộng và toàn diện; trong đó lầnđầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta, trường học được thành lập đến tận cáccấp xã (xã học), các thầy giáo xã (giảng dụ) được triều đình trung ương cấp bằngchứng nhận. Tờ Chiếu lập học nhấn mạnh rằng chăm lo việc học cho nhân dân l àquy mô lớn để chuyển loạn thành trị.Nét nổi bật nhất trong sách lược vương đạo của Nguyễn Huệ chính là cuộc chinhphục của ông đối với đẳng cấp trí thức ở thời đại ông, những người nắm giềng mốixã hội thoạt đầu đã chống lại phong trào nông dân một cách quyết liệt và mùquáng chưa từng thấy ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào khác.Trí thức vốn là những chuyên viên trong mọi lĩnh vực, vẫn giữ vai trò quyết địnhcho sự tồn tại của mọi chế độ xã hội; và trí thức nho sĩ là những chuyên viên tổnghợp của xã hội phong kiến. Sự thất bại của phong trào Tây Sơn ở địa bàn phíaNam có nhiều nguyên nhân, trong đó điều quan trọng là Tây Sơn không có sự hợptác của trí thức để cai trị ở một số nơi đất mới phức tạp với nhiều khối sắc dânkhác nhau; ngược lại phía Nguyễn Ánh đã quy tụ được vốn liếng sẵn có của mình,nổi tiếng là nhóm tri thức Võ Trường Toản đã đào tạo những Trịnh Hoài Đức, LêQuang Định, Ngô Tòng Châu... Chính các th ủ lĩnh Tây Sơn đã nhìn thấy khoảngtrống đáng lo ngại ấy trong phong trào nông dân của mình. Vì thế khi ra Bắc lầnđầu, Nguyễn Nhạc chỉ chăm chăm xin cho được món của quý nước An Nam làcác ông nghè để đem về, thấy ai nói năng hoạt bát một chút cũng hỏi ngay Thếcác ông có phải là tiến sĩ không?. Chính Nguyễn Huệ cũng thẳng thắn nhìn nhậnsự vắng thiếu đội ngũ trí thức trong lực lượng cách mạng của mình. Trong thư gửiNguyễn Thiếp, ông khiêm tốn tỏ nỗi lo ngại: Những kẻ giúp việc trong nhất thờiđều là những kẻ mạnh bạo (ý nói những võ tướng chỉ giỏi việc chiến trận).Những trí thức đương thời, họ là ai? Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúaNguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà nơi dày đặc áo mão tiến sĩ, thì chínhlà nơi phong trào chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm đều hết sức ácliệt, dẫn đầu là giới trí thức chính thống của triều đình Lê - Trịnh. Lý Trần Quán tựchôn s ...