Thông tin tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1Tiếng nói của dân tộc ta chắc chắn tồn tại từ lâu lắm rồi. Nhưng phải tới cuối thời kỳ triều đại Hùng Vương, tức vào khoảng những thế kỷ trước và sau tây lịch, ta mới có một số thông tin về tiếng nói này qua bài Việt ca và một số cấu trúc được tìm thấy trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh.[1] Đặc biệt hai bản kinh vừa nói có khả năng đã tồn tại như những bản kinh tiếng Việt đầu tiên mà ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1Tiếng nói của dân tộc ta chắc chắn tồn tại từ lâu lắm rồi. Nh ưng phải tới cuối thờikỳ triều đại Hùng Vương, tức vào khoảng những thế kỷ trước và sau tây lịch, tamới có một số thông tin về tiếng nói này qua bài Việt ca và một số cấu trúc đượctìm thấy trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh.[1] Đặc biệt hai bản kinh vừanói có khả năng đã tồn tại như những bản kinh tiếng Việt đầu tiên mà ta hiện biết,và đã lưu hành vào những thế kỷ đầu sau tây lịch, tối thiểu cho tới lúc KhươngTăng Hội (? - 280) dịch ra tiếng Trung Quốc. Vào thời điểm này, tiếng Việt đãphát triển phong phú và đa dạng, đến nỗi Sĩ Nhiếp (137-226) tương truyền đã viếtbộ từ điển Hán Việt đầu tiên được biết, đó là Chỉ nam phẩm vựng hai cuốn. Đàphát triển này vẫn tiếp tục tới cuối thế kỷ thứ tư với sự ra đời các tác phẩm có thểcoi như tự điển chữ Việt và cách thức ghi âm chữ Việt biết dưới tên Tá âm và Táâm tự của Đạo Cao (370 -450?)1.Rồi sau đó tiếng Việt như một văn tự vẫn tiếp tục được sử dụng mạnh mẽ. Dân tađã dùng tên Bố Cái Đại Vương để gọi cho người anh hùng Phùng Hưng.Và khinền độc lập dân tộc được phục hưng, các triều đại có khả năng đã dùng tiếng Việtđể ban bố các mệnh lệnh hành chánh của triều đình cho dân chúng. Ta có thểmạnh dạn đưa ra giả thiết này nhờ vào một sự cố giữa hàn lâm phụng chỉ ĐinhCủngViên và hành khiển Lê Tòng Giáo năm 1288, theo đó có lệ cũ là phải viết vàđọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Hán. Như thế, đếngiữa thế kỷ thứ 13 tiếng Việt như một văn tự đã thực hiện mọi chức năng của nó.Điều bất hạnh là do thiên tai và địch họa, hàng loạt các tác phẩm viết bằng tiếngnói của dân tộc ta từ những bản kinh đầu tiên như Lục độ tập kinh và các bảnchiếu chỉ của nhà vua cho đến các tác phẩm văn học như Tiều ẩn quốc ngữ thi tậpcủa Chu Văn An đã bị tán thất.Bài thơ tiếng Việt tương truyền đầu tiên hiện biết là bài Giáo trò cho các buổi hátchèo thường được gắn cho tên tuổi của thiền sư Đạo Hạnh (? -1117). Vì đây là mộtbài thơ ngắn chỉ gồm 32 chữ và vấn đề văn bản học vẫn chưa được xác định rõràng, cho nên nhiều nghi vấn đã đặt ra. Chỉ đến thời vua Trần Nhân Tông, với haitác phẩm của mình là Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca cùngVịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang (1254 -1334) và Giáo tử phú của MạcĐỉnh Chi (1284 -1361), nền văn học tiếng Việt mới có những tác phẩm đầu tiênhoàn chỉnh của mình còn được bảo tồn đến ngày nay. Vị trí văn học của vua TrầnNhân Tông do thế đối với dân tộc ta rất là vĩ đại.Không phải là một ngẫu nhiên của lịch sử mà vinh dự này thuộc về con ngườiTrần Nhân Tông. Phần trên, ta đã thấy sự nghiệp và con người vua Trần NhânTông, một sự nghiệp văn trị và võ công quá lớn lao, đến nỗi qua thời gian và sựphá hoại của kẻ thù vẫn không làm phai mờ đi được trong tâm thức của nhữngngười dân Việt. Chính họ đã giữ gìn các tác phẩm văn học ấy cho ta, trong số hàngtrăm hàng ngàn các tác phẩm tiếng Việt khác đã ra đời cùng thời với chúng, màbây giờ ta chỉ biết tên, chứ không biết chúng có nội dung cụ thể là gì. Nói khác đi,công ơn của Trần Nhân tông đối với dân tộc ta quá sâu đậm, nhờ thế những tácphẩm như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca đã được trân trọngvà giữ gìn.Thế nhưng, không phải chỉ vì công ơn và uy tín cá nhân của vua Trần Nhân Tông,mà hai tác phẩm ấy được trân trọng và giữ gìn. Hai tác phẩm đó được trân trọng vàgiữ gìn còn vì giá trị nội tại của bản thân chúng, đặc biệt là Cư trần lạc đạo phú.Có thể nói Cư trần lạc đạo phú là một bản tuyên ngôn của con đường sống đạo, màPhật giáo Việt Nam đã đề ra và đã chi phối cuộc sống của hàng triệu triệu ngườiPhật tử Việt Nam thời vua Trần Nhân Tông và những thế kỷ sau. Nó cũng là mộttrong số ít tác phẩm Phật giáo Việt Nam được trích dẫn đích danh như một quyềnuy, khi thiền sư Chân Nguyên trình bày những vấn đề Phật giáo cho vua Lê ChínhHòa vào khoảng những năm 1692 trong Kiến tính thành Phật lục.1 Vì thế tư tưởngcủa Cư trần lạc đạo phú đã giúp một phần nào cho sự tồn tại của nó trong quá trìnhtruyền đạt.Ít lắm là trong khoảng 300 năm trở lại đây, thế kỷ nào Cư trần lạc đạo phú và Đắcthú lâm tuyền thành đạo ca cũng đều được in và phổ biến rộng rãi. Bản in xưa nhấtchúng ta hiện còn là bản in năm 1745 do sa di ni Diệu Liên vâng lệnh thầy mình inlại và bản gỗ lưu lại chùa Liên Hoa ở kinh đô Thăng Long. Nó đ ược in kèm chungsau tác phẩm Thiền tông bản hạnh của Chân Nguyên ở những tờ 47 -57. Trongbản in này có kèm theo Vịnh Hoa Yên tự phú của Huyền Quang và Ngộ đạo nhânduyên kệ của chính Chân Nguyên. Việc in kèm theo như thế này chứng tỏ văn bảnmà ni cô Diệu Liên dùng để in, chắc chắn phải đến từ một truyền bản của thiền s ưChân Nguyên, nghĩa là từ một truyền bản của nửa cuối thế kỷ thứ 17. Trước thế kỷđó, số phận của Cư trần lạc đạo thế nào ta hiện nay chưa có một thông tin nào cả. ...