VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 4Địch truy đuổi quân taGiống như lần trước, khi tiến được vào Thăng Long, bọn Thoát Hoan bàn cách truy đuổi vua Trần Nhân Tông và quân ta. Tên tướng tiên phong A Bát Xích bàn thế này, như Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a5- 7 đã ghi lại: “Giặc bỏ sào huyệt trốn vào núi, biển là có ý đợi chúng ta mệt mỏi, rồi thừa cơ đánh lại. Tướng sĩ ta phần nhiều là người phương Bắc. Lúc xuân hạ giao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 4 VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 4Địch truy đuổi quân taGiống như lần trước, khi tiến được vào Thăng Long, bọn Thoát Hoan bàn cáchtruy đuổi vua Trần Nhân Tông và quân ta. Tên tướng tiên phong A Bát Xích bànthế này, như Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a5- 7 đã ghi lại: “Giặcbỏ sào huyệt trốn vào núi, biển là có ý đợi chúng ta mệt mỏi, rồi thừa cơ đánh lại.Tướng sĩ ta phần nhiều là người phương Bắc. Lúc xuân hạ giao nhau, chướng khítật bệnh hoành hành. Chưa bắt được giặc ta không thể giữlâu được. Nay chia quân bình định các nơi, chiêu hàng những người quy phụ, ngăncấm quân lính không được cướp bóc, mau bắt ngay Nhật Huyên. Đó là kế hay”Để thực hiện kế hay này, Thoát Hoan lại sai A Bát Xích tiến công cứ điểm HàmTửvào ngày 29 Tết, tức ngày Kỷ Dậu năm Đinh Hợi, như An Nam chí lược 4 tờ 56đã ghi: “Ngày 29 Kỷ Dậu (Trấn Nam) V ương vượt sông Lô về phía tây, còn A BátXích men theo bờ đông, phá ải Hàm Tử. Thế tử rút về giữ ải Hải Thị. Đại binhđánh phá được”. Mặt khác, Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi tiến công cứ điểm CảmNam, mà An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b3, đã chép. Rồi từ đó, sau khi tarút, theo An Nam chí lược 4 tờ 56 chúng lại tiến công cứ điểm Hải Thị. Hải Thịchắc chắn là chỉ cứ điểm A Lỗ, một nhánh của sông Hải Triều, cách đó 3 nămTrần Hưng Đạo đã lần đầu tiên đánh thắng quân đồn trú của Lưu Thế Anh. Sautrận đánh Cảm Nam vàHải Thị ấy, bọn chúng đuổi tới Thiên Trường và áp đến cửabiển Thiên Trường, nhưng không biết vua và quân ta đi đâu.Chính trong khi đuổi theo quân Đại Việt trong những ngày đầu xuân của năm MậuTý, Ô Mã Nhi, dù đã nếm thất bại trong cuộc xâm l ược lần trước, vẫn tưởng mìnhcó thể khuất phục Đại Việt trong lần này. Hắn tuyên bố, nếu vua Trần Nhân Tông“lên trời, ta theo lên trời, chạy xuống đất, ta theo xuống đất, trốn lên núi ta theo lênnúi, lặn xuống biển ta theo xuống biển”, như lá thư tháng tư năm Chí Nguyên 25(1288) của vua Trần Nhân Tông do Từ Minh Thiện chép lại trong Thi ên nam hànhký của Thuyết phu 51 tờ 19a1-3 ghi nhận. Tuy tức giận thề thốt, Ô Mã Nhi vàngay cả Thoát Hoan vẫn không biết vua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việtrút đi đâu, như Bản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 15 tờ 1a5 và 209 tờ 9b4đã ghi.Căm tức trước việc không đuổi kịp vua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việt,bọn Thoát Hoan và Ô Mã Nhi quay trở lại càn quét vùng dân ở Thiên Trường, tứcvùng Nam Định ngày nay. Tại vùng này, chính vua Trần Nhân Tông đã tố cáo tộiác của bọn chúng trong lá th ư gửi cho Hốt Tất Liệt tháng tư năm Chí Nguyên 25(1288), do Từ Minh Thiện chép trong Thiên nam hành ký của Thuyết phu 51 tờ18b12-19a1: “Chúng đốt phá hết chùa chiền khắp nước, đào bới mồ mả tổ tiên, bắtgiết người dân già trẻ, đập phá sản nghiệp của trăm họ. Các hành động tàn nhẫnphá phách, không gì là không là m”. Và chính Trương Lập Đạo, khi đi sứ qua n ướcta vào năm 1291, đã ghi lại lúc trở về trong bản hành lục của y về lời tố cáo tươngtự của vua Trần Nhân Tông trong một bữa tiệc khoản đãi hắn ở Thăng Long, nhưAn Nam chí lược 3 tờ 46 đã ghi: “Năm ngoái đại quân đến đây, đốt phá nhà cửa,khai quật mồ mả tiên nhân, xương cốt ngổn ngang.. Lời nói chưa dứt thì nhữngngười bề dưới đều khóc”.Ngày mồng 4 Kỷ Sửu tháng giêng năm Mậu Tý (1288), sau khi không đuổi kịpvua Trần Nhân Tông và đại quân của Đại Việt, theo An Nam chí lược 4 tờ 56Thoát Hoan đã dẫn quân trở về Thăng Long. Tại đây, hắn một mặt sai Áo Lỗ Xíchvà A Bát Xích dẫn quân đi kiếm lương thực. Mặt khác ra lệnh cho Ô Mã Nhi đemquân thủy đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ qua cửa biển Đại Bàng, nhưBản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 15 tờ 1a6-7 và 209 tờ 9b4-6 đã ghi. Độithuyền vận tải lương của Trương Văn Hổ, sau trận đánh thủy chậm lắm vào ngày28 tháng 11 tại vũng Đa Mỗ do tướng Nhân Đức hầu Trần Lang chỉ huy, đến ngày30 tháng 11 đã bị quân của tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đánh tan tạiVân Đồn và sau đó tại Lục Thủy, tức cửa Lục của Hòn Gai ngày nay.Chiến thắng Vân ĐồnTrận Vân Đồn, An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b13-10a3 đã mô tả nhưsau: “Thuyền lương của Trương Văn Hổ vào tháng 12 năm ngoái (1287) tới đóngĐồn Sơn thì gặp 30 chiếc thuyền của Giao Chỉ. Văn Hổ đánh. Số giết và bắt đượctương đương. Đến biển Lục Thủy, thuyền giặc càng đông, Văn Hổ liệu không thểđịch nổi, mà thuyền lại nặng không thể đi được, bèn nhận chìm gạo xuống biển,rồi đi Quỳnh Châu.Thuyền lương của Phí Củng Thìn vào tháng 11 đóng ở HuệChâu, gió không tiến lên được, trôi dạt đến Quỳnh Châu, cùng họp với TrươngVăn Hổ. Thuyền lương của Từ Khánh cũng trôi dạt tới Chiêm Thành, cũng đếnQuỳnh Châu. Phàm số lính tráng bị mất 220 người, thuyền 11 chiếc và lương mộtvạn bốn ngàn ba trăm thạch có lẻ”. Theo An Nam chí lược 4 tờ 56 thì Trương VănHổ sau khi thuyền lương bị hãm, đã cưỡi thuyền nhỏ chạy về Khâm Châu. Nhưngđây chắc là chép lầm. ...