Danh mục

Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.21 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2Các cụ cao niên trong thôn Phương La giải thích vì Trần Hoằng Nghị ở vào “bậc ông của vua Trần Thái Tông”, nên có tên như vậy. Cũng có thể là như vậy, nhưng theo chúng tôi, chữ “Ông” trước kia (và cả ngày nay), trong khẩu ngữ nhằm để chỉ một người có quyền thế, có danh vọng trong vùng, (như trong thành ngữ “Con Ông, cháu Cha” chẳng hạn), ở đây để chỉ cụ Trần Hoằng Nghị. Hiện trong Miếu nhỏ còn lưu giữ được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2 Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 2Các cụ cao niên trong thôn Phương La giải thích vì Trần Hoằng Nghị ở vào “bậcông của vua Trần Thái Tông”, nên có tên như vậy. Cũng có thể là như vậy, nhưngtheo chúng tôi, chữ “Ông” trước kia (và cả ngày nay), trong khẩu ngữ nhằm để chỉmột người có quyền thế, có danh vọng trong vùng, (như trong thành ngữ “ConÔng, cháu Cha” chẳng hạn), ở đây để chỉ cụ Trần Hoằng Nghị. Hiện trong Miếu nhỏ còn lưu giữ được một tấm bài vị có ghi dòng chữ: “Phụng Đại Vương Thượng đẳng Phúc thần Trần Hoàng Nghị, đồng tứ vị phunhân” (Nghĩa là: Nơi đây phụng thờ vị Đại vương được phong làm Thượng đẳngPhúc thần là Trần Hoàng Nghị cùng với bốn bà phu nhân của ngài). Dòng chữ trên cho chúng ta biết: cụ Trần Hoằng Nghị đã từng được tôn làmPhúc thần của làng ứng Mão - Phương La. Trần Hoằng Nghị được tôn vinh làm“Thần làng - Tổ họ”. Cụ cũng chính là một trong số những người đầu tiên về nơiđây khai canh lập ấp, vào những thập niên cuối thế kỷ thứ XII. Nhưng điều đặcbiệt là cụ được thờ tại Đền Nhà Ông, chứ không phải tại đình làng như thườngthấy ở các nơi khác. Việc cụ Trần Hoằng Nghị cùng với người dân mở mang vùng đất Bến Trấn vàocuối đời Lý còn để lại các dấu ấn lịch sử tại đất Phương La - Xuân La - TrácDương. Cả hai thôn Xuân La và Trác Dương cùng đều thờ Hoằng Nghị đại vươnglàm thần thành hoàng: Đình Phương La, hiện thờ “Lục vị thành, hoàng (6 vị) -tương truyền là sáu anh em họ Trần - đã tiếp nối sự nghiệp của Trần Hoằng Nghị,tổ chức khai khẩn làng xã, xây dựng thôn trang, giúp nhà vua dẹp loạn, đánh giặcgiữ nước... Như trên đã nói, Trần Hoằng Nghị có 4 bà phu nhân. Có lẽ, cụ sinh được khánhiều con, nhưng sử sách và thần tích chỉ còn ghi chép được 3 người con trai, đólà: Trần An Quốc, Trần An hạ và Trần An Bang (tức Trần Thủ Độ). Về Trần An Quốc, chính sử của ta có nhắc tới ông. Đó là vào năm Giáp tý(1264), tháng Giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chobiết: “Thái tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng.Thủ Độ tâu: “An Quốc l à anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần , thị thần xin trí sĩ,nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tểtướng thì việc triều đình sẽ ra làm sao?. Vua bèn thôi” (4). Sự kiện trên không chỉ cho biết nhân cách cao, đức độ lớn của Trần Thủ Độ, màcòn hé mở cho chúng ta thấy Trần An Quốc cũng là một nhân vật có tài năng. Rõràng tài năng, đức độ của Trần An Quốc phải vượt lên trên nhiều vị trong hoàngtộc nhà Trần thời bấy giờ, nên vua Trần Thái Tông mới có ý định cử ông làm chứcTể tướng đứng ngang hàng với Trần Thủ Độ. Nhưng tư liệu điền dã đã khoả lấp sự thiếu hụt này. Hiện nay, tại thôn Vũ Bị, xaVũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vẫn còn lưu giữ được những di tích liênquan tới Trần An Quốc. Tại đây, còn có Phủ Dũ, vừa thờ Phật, vừa thờ thần. Cácvị thần được thờ, chính là Trần An Quốc với phu nhân là bà Thiềm Hoa công chúavà người con trai là Cự Việt Tín hầu. Trong phủ thờ, chúng tôi đã đọc được 5 đạosắc phong (2 đạo phong cho Thiềm Hoa công chúa, 1 đạo phong cho An Quốc chithần và 2 đạo phong cho Cự Việt Tín hầu tôn thần). Người anh thứ hai của Trần Thủ Độ là Trần An Hạ thì không thấy chính sử củata ghi chép một dòng nào. Tuy nhiên, tại Đình Miễu, thôn Kênh, xã Đông Quangvà Đình Quán, thôn Quán, xã Đông Xuân, cùng thuộc huyện Đông Hưng, tỉnhThái Bình đều có thờ An Hạ và phu nhân là Đàm Chiêu Trinh làm thần thànhhoàng. Tại đình Miễu, chúng tôi được đọc 2 đạo sắc phong (một phong cho An Hạđại vương vào năm Tự Đức thứ 6 (1853) và một phong cho Lý Triều An Hạvương phu nhân tôn thần (tức bà Đàm Chiêu Trinh) vào năm Khải Định thứ 2(1917). Còn tại Đình Quán, có tới 5 đạo sắc phong, nhưng chỉ có 1 đạo sắc nămKhải Định thứ 9 (1924) là phong cho An Hạ đại vương làm Thượng đẳng thần.Đây có thể là khu điền trang, thái ấp của vợ chồng An Hạ Đại vương và ĐàmChiêu Trinh. Còn người con trai thứ ba của Hoằng Nghị Đại Vương là Trần An Bang, tứcTrần Thủ Độ, thì sử sách đã chép tương đối rõ ràng về ông. Có điểu một câu hỏiđặt ra đối với chúng ta: Tài năng quân sự và chính trị của Trần Thủ Độ chắc chắnhình thành từ rất sớm - trong khoảng thời gian từ khi ông 16,17 tuổi đến 24, 25tuổi (Năm 1224, khi tròn 30 tuổi, đã được “uỷ nhiệm cho một mình chỉ huy sứTrần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đ ình” (5), vậy ai là người dạydỗ và luyện rèn tài năng cho ông? Chúng đã biết vào cuối đời Lý, các thế lực phong kiến phân tán rất mạnh. Cácquý tộc được phong tước, cấp đất làm chủ thái ấp của mình, hay trấn trị các địaphương xa, có rất nhiều gia nô, thần thuộc, có quân đội riêng, và có lực lượng kinhtế ở trong tay. Một số hào trưởng địa phương thuộc các cự tộc, tuy không đượcphong tước cấp đất, nhưng thực tế vẫn nắm quyền hành ở các ...

Tài liệu được xem nhiều: