Danh mục

THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.46 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 2Cũng qua cuộc đối thoại ấy, ta thấy cơ sở tư tưởng của Trần Nhân Tông đã hình thành, mà sau này vua đã viết thành văn bản bằng tiếng Việt trong Cư trần lạc đạo phú, làm chỉ nam cho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài tới gần bốn trăm năm sau, tức từ khoảng 1300 cho đến 1695. Đây là một giai đoạn Phật giáo hoàn toàn thế tục, không có sự cách biệt giữa các giới tại gia và xuất gia. Họ sống hòa mình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 2 THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA 2Cũng qua cuộc đối thoại ấy, ta thấy cơ sở tư tưởng của Trần Nhân Tông đã hìnhthành, mà sau này vua đã viết thành văn bản bằng tiếng Việt trong Cư trần lạc đạophú, làm chỉ nam cho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài tới gần bốntrăm năm sau, tức từ khoảng 1300 cho đến 1695. Đây là một giai đoạn Phật giáohoàn toàn thế tục, không có sự cách biệt giữa các giới tại gia và xuất gia. Họ sốnghòa mình với nhau, thậm chí trong một con người, mà điển hình là Hương ChânPháp Tính (1470-1550 ?), Thọ Tiên Diển Khánh (1550-1610 ?) và Minh ChâuHương Hải (1628-1715). Họ từng là những người đỗ đạt, gánh vác việc nước việcdân, rồi sau đó giống như vua Trần Nhân Tông, họ đã sống đời một vị xuất gia,như Pháp Tính đã diễn tả qua hai câu thơ của mình:Trẻ từng vả đứng khoa danhGià lên cõi thọ tìm duềnh Bụt tiênCơ sở tư tưởng phát biểu trong đoạn văn trên ta cần phải chú ý, khi đề cập đến nềnThiền học của trường phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông gầy dựng. Dù đãxuất gia vào tháng 7, tháng 8 năm ấy Thượng hoàng phải cầm quân đi đánh AiLao, như ĐVSKTT 6 tờ 3a1-3 đã chép: “Tháng 8 (năm Giáp Ngọ, 1294) Thượnghoàng thân chinh Ai Lao, bắt sống người và súc vật không kể xiết. Trong chiếndịch này, Trung Thành Vương (thiếu tên) làm tiên phong, bị Ai Lao vây, PhạmNgũ Lão chợt đem quân ập đến, liền giải vây. nhân thế tung quân đón đánh. Giặcthua.Cho Ngũ Lão phù bằng vàng”.Tiếp phái bộ Lý Hành - Tiêu Thái ĐăngĐến ngày mồng 1 tháng 2 năm sau, Thượng hoàng lại đứng ra tiếp phái bộ LýHành và Tiêu Thái Đăng do Nguyên Thành Tông lên ngôi gửi qua báo về việc bãibinh. Phái bộ này được gửi đi từ tháng 6 năm Chí Nguyên thứ 31 (1294), tức mộttháng sau khi Thành Tông lên ngôi, và đến tháng 2 mới đến nước ta. Trong lời tiễnchân Lý Hành và Tiêu Thái Đăng, Trương Bá Thuần cho rằng đây là một chuyếnđi khó khăn. Trương Bá Thuần viết:“Vì sao bảo là khó? Trước đây đem chỉ dụ đến nước ấy ai chẳng biết đem đạinghĩa vua tôi, cơ họa phúc lợi hại. Nước kia nếu đem lòng sợ ra để mà nghe thì lờinói dễ vào lỗ tai. Nếu nó không nghe th ì cứ về báo lại vua, thế là ta đã xong việcta, còn sử trí thế nào thì quốc gia đã có cách. Nay hai ông vượt mấy nghìn dặm,chỉ mang theo một bức thư, mà phải làm cho nước kia mở lòng tự đổi mới. Chứnếu cứ vù vù ra đi, rồi vù vù trở về thì ai mà chẳng làm được, đâu cần đến bọnchúng ta. Huống nữa lòng người sau khi lo nhiều, bỗng thấy mình hết có lỗi, thìvui mừng khôn xiết. Nhưng mừng lại là mầm của khinh mạn. Ta nhân nỗi vui củachúng để khiến chúng bỏ lòng trì nghi không quyết để đi theo con đường mới”.Thế là khó khăn của phái bộ Lý Hành lần này là đằng sau những yêu sách của vuaNguyên không còn có một bạo lực để thi hành. Và do vì không có bạo lực này,chúng sợ bị Đại Việt khinh thường. Dẫu thế, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đãtiếp đãi chúng ân cần, và chắc đây là một trong những cuộc đón tiếp ngoại giao màThượng hoàng ưng ý nhất, vì đã thành công, đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻthù, như bài thơ tiễn phái bộ này của Thượng hoàng đã thể hiện:Phơi phới Linh Trì ấm tiễn đưaNgười về khôn cách gió xuân ngừaNào hay sao sứ hai ngôi phúcSáng rọi trời Nam mấy tối mưa(Khảm khảm Linh Trì noãn tiễn diênXuân phong vô kế trụ quy tiênBất tri lưỡng điểm thiều tinh phúcKỷ dạ quang mang chiếu Việt thiên)Khi phái bộ này trở vềò Thượng hoàng đã sai nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụngvà Phạm Thảo mang thư qua xin Đại Tạng kinh. Lá thư này hiện được chép lạitrong An Nam chí lược 6 tờ 80 và Thượng hoàng vẫn đứng tên trong lá thư này.Cũng theo An Nam chí lược thì sau khi nhận được lá thư xin Đại Tạng kinh này,triều đình theo lệnh Nguyên Thành Tổ đã cấp cho ta. Đây có lẽ là bộ Đại Tạngkinh mà sau này Trần Anh Tông đã cho chép tác phẩm Thạch thất mỡ ngữ củaThượng hoàng Trần Nhân Tông vào để lưu hành, như Thánh đăng ngữ lục đã ghi.Đến tháng 6 năm đó, ĐVSKTT 6 (1295) tờ 3a7-8 chép: “Thượng hoàng trở vềkinh sư, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, mà lại trở về vậy”. Việc vua Trần NhânTông xuất gia ở Vũ Lâm, như vậy phải từ tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), tức hơnmột năm sau khi đã truyền ngôi cho con mình. Khâm định Việt sử thông giámcương mục 8 tờ 23a7 - b1 dưới mục “mùa hạ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) Thượnghoàng về đến từ Ai Lao” đã viết: “Thượng hoàng từ Ai Lao về, xuất gia ở hànhcung Vũ Lâm, bỗng chốc lại trở về kinh đô”. Thế thì đối với Quốc sử quán triềuNguyễn, đến mùa hè năm Ất Mùi, vua Trần Nhân Tông mới xuất gia.Tuy nhiên, về việc xuất gia ấy, ĐVSKTT 6 tờ 2b4-6 đã kể lại việc Thượng hoàngđi chơi Vũ Lâm vào mùa thu tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294) và đã quyết định xuấtgia ở đó, nhân thế đã ghi lại việc yêu quý người con của thái sư Trần Quang Khảilà Trần Đạo Tải: “Bấy giờ Thượng hoàng ngự đi Vũ Lâm dạo chơi hang đá. Cửanúi đá hẹp, Thượng hoàng đi chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Từ ở đằng đuôithuyền, gọi Văn Túc Vương lên đằng mũi thuyền, chỉ cho một phu chèo thuyềnmà thôi. Kịp đến khi Thượng hoàng xuất gia, khi Thượng hoàng sắp ra đi, bèn mờiĐạo Tải vào điện Dưỡng Đức của cung Thánh Từ, ban cho ngồi ăn đồ biển, làmthơ rằng:Chân rùa bóc đỏ mọngYên ngựa nướng vàng thơmSơn tăng giữ giới sạchCùng ngồi chẳng cùng ăn(Hồng thấp bác quy cướcHoàng hương chá mã anSơn tăng trì tịnh giờiĐồng tọa bất đồng san)Sự kiện và bài thơ này, Hồ Nguyên Trừng cũng có chép trong Nam Ông mộng lục.Căn cứ vào cách viết của hai tài liệu đây, rõ ràng bài thơ vùa nêu là của Trần NhânTông. Hơn nữa, căn cứ vào nội dung, nhất là câu ‘sơn tăng trì tịnh giới’, thì dứtkhoát không thể là của Trần Đạo Tải viết. Trần Đạo Tải có một niềm kính trọngđặc biệt đối với Trần Nhân Tông và việc ông thấy vua Trần Nhân Tông sau khixuất gia luôn đi bộ, đã thề suốt đời không bao giờ đi xe ngựa, thì không bao giờTrần Đạo Tải dám gọi vua Trần Nhân Tông là ‘sơn tăng’ (ông sư núi). Chỉ vuaTrần Nhân Tông mới tự gọi mình như thế, nhất là khi ...

Tài liệu được xem nhiều: