Danh mục

Nguyên tắc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Trong những năm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá tra, basa đã thực sự có những bước phát triển, nông dân đã chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh, con giống được thả nuôi với mật độ dày, thức ăn chế biến tổng hợp được sử dụng. Song hầu hết vẫn là phát triển tự phát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Trong những nămNguyên tắc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôitrồng thủy sảnTrong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt,đặc biệt là nuôi cá tra, basa đã thực sự có những bướcphát triển, nông dân đã chuyển dần từ nuôi quảngcanh sang bán thâm canh và thâm canh, con giốngđược thả nuôi với mật độ dày, thức ăn chế biến tổnghợp được sử dụng. Song hầu hết vẫn là phát triển tựphát. Việc quy hoạch ở các địa phương chưa đuổi kịpsự phát triển tự phát. Vấn đề bảo vệ môi trường sinhthái chưa được chú trọng.Đồng thời, một bộ phận không nhỏ người nuôi chưanắm bắt tốt kỹ thuật nuôi, quản lý sức khỏe của độngvật thủy sản trong ao, đầm nuôi nên dịch bệnh dễphát sinh, lây lan và gây nhiều tổn thất to lớn về mặtkinh tế. Vì thế, vấn đề dịch bệnh vẫn luôn là mốiquan tâm hàng đầu của người nuôi trồng thủy sản, họđã tìm mọi cách làm giảm dịch bệnh phát sinh bằngcách sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.Việc sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh trị bệnh chođộng vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết.Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất,kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủysản không tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất,kháng sinh nên đã có tác dụng ngược, tác động đếnmôi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dưlượng trong sản phẩm thủy sản; ít nhiều sẽ gây tác hạiđến sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là đối với cácloại hóa chất, kháng sinh không được phép sử dụngtrong nuôi trồng thủy sản.NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÓACHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢNCó một vài lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôitrồng thủy sản:- Ảnh hưởng đến sức khoẻ người trực tiếp sử dụng.- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượnghóa chất trong các sản phẩm thủy sản.- Liên quan đến môi trường: Ảnh hưởng của hóa chấtsử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao (phúdưỡng hóa môi trường, gia tăng chất hữu cơ, …), tácđộng đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học; tồn lưutrong môi trường, tác động đến hệ vi sinh vật trongmôi trường và đưa đến các dòng vi khuẩn khángthuốc.- Sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng hóa chất sẽđưa đến việc để lại dư lượng hóa chất trong cơ thểđối tượng nuôi, hoặc sử dụng hoá chất không hiệuquả.Do đó, để đạt hiệu quả cao khi sử dụng hóa chất cầntuân thủ các yếu tố sau đây:- Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản- Hóa chất sử dụng phải có hiệu quả và tác dụngnhanh- Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng hóa chấtCÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC, HÓACHẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢNĐể phòng trị bệnh cho động vật thủy sản thường ápdụng các phương pháp sau đây:- Phương pháp tắm: Dùng thuốc với nồng độ tươngđối cao tắm cho động vật thủy sản theo thời gian quyđịnh (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép),phương pháp này chỉ áp dụng trong trại giống hoặcmôi trường nuôi có diện tích nhỏ.- Phương pháp ngâm: Thuốc được dùng với nồngđộ thấp và thời gian kéo dài, thường áp dụng cho cácao đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóachất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao đầmnuôi, đồng thời cũng cần phải chuẩn bị một lượngnước sạch để chủ động cấp vào ao nuôi phòng khi cósự cố xảy ra.- Phương pháp uống: Dùng thuốc hoặc các chếphẩm trộn vào thức ăn, phương pháp này thường kémhiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bịbệnh khả năng hoạt động sẽ kém, do đó hoạt động bắtmồi thường kém đôi khi bỏ ăn nên kết quả điều trịthường không cao. Khi sử dụng phương pháp này cầnbổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bênngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mấtđi do hòa tan trong môi trường nước nuôi.- Phương pháp tiêm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vàocơ thể động vật thủy sản (chỉ áp dụng cho động vậtquý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao). TS. Lý Thị Thanh Loan Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II ...

Tài liệu được xem nhiều: