Thông tin tài liệu:
ửRoy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ."
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc viết bài cho báo điện tửNguyên tắc viết bài chobáo điện tử Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuộtmột câu rằng: Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ.Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi,một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưngđiều oái oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưngngười đọc lại muốn đọc những bài ngắn.Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm nàykhông sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang haykhông mà thôi. Vậy nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởinhiều khi cho vào cũng... công cốc.Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đãtiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằngđộc giả web không hề đọc mà chỉ lướt mắt. Một nguyên nhânthường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể gác hẳn việcsang một bên (các ông thì khoái nhất là đọc báo khi nhâm nhicàphê sáng chẳng hạn), còn đa phần những người đọc tin trênweb là khi... đang làm việc. Nhận được một cái newsletter, thấytiêu đề hấp dẫn hoặc vấn đề quan tâm, thế là nhấp chuột vàođường link. Hoặc đang làm thì nghĩ đến chuyện check thử xemcái tin hoa hậu nhà ta đi thi ra sao, vụ kéo ôtô hỏng trên phố HàNội thế nào.Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem chonhanh kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những ngườiđã xem lướt lại có tinh thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thìsẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài giây.Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểmsau: Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán lấy tiền mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng); Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?); Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý); Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ; Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp); Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng không nên lạm dụng); Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng); Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí đâu, bởi người ta đã có câu nhìn con bò chứ không nói con bò); Hãy luôn đặt câu hỏi: Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa không? (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.) Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm (nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó)./.