Danh mục

Nguyễn Thái Học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không Thành Công Thì Thành Nhân Trước cơ nguy tan rã vì khủng bố của thực dân Pháp, VIỆT NAM QUỐC DÂN ÐẢNG quyết định khởi nghĩa với hy vọng nhờ đó giữ vững được lửa đấu tranh trong lòng người dân. Tại hội nghị Võng La ngày 26/01/30 đưa đến quyết định sinh tử đó, Nguyễn Thái Học, chủ tịch Ðảng, đã động viên các đồng đội mình bằng một câu để đời: "Chúng ta không thành công thì thành nhân, có gì mà ngần ngại". Câu nói đã trở thành một di ngôn lịch sử. Nó cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Thái Học Nguyễn Thái Học Không Thành Công Thì Thành Nhân Trước cơ nguy tan rã vì khủng bố của thực dân Pháp, VIỆT NAMQUỐC DÂN ÐẢNG quyết định khởi nghĩa với hy vọng nhờ đó giữ vữngđược lửa đấu tranh trong lòng người dân. Tại hội nghị Võng La ngày26/01/30 đưa đến quyết định sinh tử đó, Nguyễn Thái Học, chủ tịch Ðảng,đã động viên các đồng đội mình bằng một câu để đời: Chúng ta khôngthành công thì thành nhân, có gì mà ngần ngại. Câu nói đã trở thành một di ngôn lịch sử. Nó cũng là đề tài luận bàn không riêng cho giới chính trị. Tuy nhiên,cho tới nay, người ta chỉ xoay quanh việc khai triển ý nghĩa của câu nói. Thếnào là thành công, thế nào là thành nhân? Trong tình thế bó buộc, nênchọn thành công hay thành nhân ? Trong điều kiện nào thì thành công phảiđược ưu tiên ? Có người vượt khỏi mạch nghĩa thông thường bào chữa rằngchữ nhân ở đây không có nghĩa là người mà là nhân tố, hạt mầm,nghĩa là theo họ, không thành công thì cũng trở thành một hạt mầm đểngười sau ươm tiếp, noi theo. Dù diễn dịch thế nào đi nữa thì trong con mắt mọi người xưa nay,Nguyễn Thái Học, ngoài tấm gương yêu nước, đã đi vào lịch sử với mẫumực đạo lý thành nhân đó. Ðã không ai nhìn ra, hoặc để ý đến con người xã hội của nhà cáchmạng trẻ. Nói khác đi, đã không ai đặt câu hỏi cái gì đã thôi thúc NguyễnThái Học trong cơn nguy biến thốt ra tư tưởng đó. Khi động viên, hẳn ông muốn nhắc nhở các đồng chí của mình về đạosống của người quân tử. Nhưng cách phát biểu di ngôn kia đồng thời cũngnói lên tâm tư ông một tâm tư bị dằn vặt trước hai con đường thành côngvà thành nhân, kết quả của hai nền giáo dục truyền thống và tân học giaonhau vào thuở đó. Không riêng họ Nguyễn, mà cả thế hệ đồng thời với Ông,sinh ra trong khoảng đầu thế kỷ 20, đều c ùng trong một hoàn cảnh giao thờiđầy thách đố và cùng mang nỗi thao thức chung với phát biểu kia, có thể nói,cũng là phản ảnh tâm trạng chung của cả thế hệ đương thời. Mẫu mực của hai nền giáo dục Năm 1917 là năm toàn quyền Albert Sarraut cải cách giáo dục, xóahẳn nền nho học vẫn song hành bên cạnh chương trình Pháp-Việt. Chươngtrình của Sarraut chấm dứt năm 1945, nhưng tinh thần của nó trên thực tếvẫn ảnh hưởng mãi trên các chính sách giáo dục về sau này. Ðặc điểm củacái học mới nầy là phần đức dục bị đẩy xuống thứ yếu. Cả nền nho học, cóthể nói, là một bài đức dục. Tiêu đích của nó là đạt nhân quân tử, nói khácđi, là đào tạo con người trở thành kẻ sĩ (Kẻ sĩ không đồng nghĩa với Nho sĩ.Nho sĩ là người học nho, còn Kẻ sĩ là người đạt lý tưởng sống của đạo nho).Kẻ sĩ có thể văn võ chưa toàn, nhưng đức độ phải vẹn. Trước khi bước ratrị nước, bình thiên hạ kẻ sĩ phải hoàn thành tu thân, nghĩa là phải thànhngười trước đã. Thành người để giúp đời (tiếc rằng đời nầy đã bị tốngnho bẻ cong thành vua chúa), nên gương đạo lý cho người, ấy là cùng đíchcủa kẻ sĩ. Với lý tưởng đó, kẻ sĩ sẵn sàng hy sinh mạng sống (sát thân thànhnhân) cho giá trị mình theo đuổi. Bị đối phương săn đuổi, Chúa trịnh Tông lưu lạc vào một vùng đất lạgặp Lý Trần Quán. Quán trước đây là viên quan nhỏ trong triều. Tông nuốnnhờ Quán hộ vệ ra khỏi địa giới. Quán không rõ đường nên nhờ người họctrò là Trang thay mình hộ vệ Chúa. Nhưng Trang phản, thay vì dẫn Tôngthoát, lại mang về nộp cho địch. Quán hay tin, tìm tới Trang mắng trách:Chúa là chúa chung thiên hạ, mà ta là thầy mày. Nghĩa cả vua tôi sao màynỡ thế? Trời ơi, tôi giết chúa tôi, trời có biết không. Khi Trang đưa Tông rakinh, Quán quay về sai chủ trọ mua cho mấy thước vải trắng, sắm cho mộtcỗ áo quan đặt xuống huyệt thuê người đào sẵn. Bề tôi làm cho nhỡ vua, tộiđáng phải chết. Nếu ta không chết, thì cái bụng ta vẫn không tỏ được với trờiđất. Nói rồi, với mũ áo chỉnh tề, Quán bước xuống nằm trong quan tài vàsai chủ trọ đậy nắp quan, lấp đất (xem Ngô Thời Chí: Hoàng Lê Nhất ThốngChí, 1969, trang 90 tt). Ðó là chuyện xa. Gần hơn, có Nguyễn Cao. Tán Cao khởi nghĩa bị thực dân bắt. Chúng dụ hàng, Cao từ chối rồicắn lưỡi, lấy miểng sành rạch bụng moi ruột chết. Bài thơ trước khi chết: Sống mà đắm chìm trong vòng dê chó Thà chết đi cùng trời đất đi về Ðừng vội lấy con mắt ngày nay mà định giá những hành động trên.Dù sao, những cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản, đương nhiên. Chết vìtrung, vì nghĩa. Nếu phải chọn giữa hai giá trị, kẻ sĩ không ngần ngại thành nhân.Nguyễn Thông kể: Sau khi nghe Trương Ðịnh dựng cờ, Hồ Huấn Nghiệp đến hội kiến.Trở về nhà thì gặp bạn là Hài. Hài hỏi: Trương Ðịnh khởi nghĩa, hào kiệttới đông như vậy, không biết việc có thành không?. Nghiệp trả lời: Hễ làmviệc nghĩa, không kể thành bại. Nguyên tắc nầy là nguyên tắc sống củaNghiệp. khi lên máy chém của thực dân, Nghiệp ung dung đọc bốn câu thơ,câu đầu: Kiến nghĩa minh cam dũng bất vi. (Kẻ sĩ cốt tranh lấy nghĩa, hễthấy nghĩa thì mạnh dạn làm). L ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: