Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.11 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệu là Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử gia triều Nguyễn đã chép: "Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhà không sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sách về, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệulà Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền,tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện DiễnChâu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử giatriều Nguyễn đã chép: Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhàkhông sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sáchvề, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là xong. Có khimột đầu đề mà làm đến năm, sáu thể mà cấu tứ đều khác nhau và đều hay.Tính ông thích làm văn gà cho người. ở phủ huyện hằng năm đến ngày mởkỳ khảo khóa, Xuân Ôn thường mang học trò đi theo, làm một cái lều lớn,ngồi ở giữa, hơn chục học trò ngồi quanh bên phải bên trái. Rồi Xuân Ônmiệng cứ đọc suốt bài nọ, đến bài kia, người ta lấy làm kỳ như sẵn có bàinháp ở trong bụng. Năm 18 tuổi ông đã đỗ Tú tài khoa thi năm Giáp Thìn(1844). Nhưng rồi lận đận trong vòng trường ốc đến tận năm 42 tuổi ôngmới đậu Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau mới đậu Tiến sĩkhoa Tân Mùi (1871), khi ông đã 46 tuổi. Bước đầu ra làm quan, ông phải mất ba năm làm việc ở Viện Hàn lâmvới chân Biên tu. Sau đó được bổ ra làm Thự tri phủ Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình. Sau ông tiến cử đi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Nhân dânQuảng Bình rất luyến tiếc, ba lần cùng nhau làm đơn xin triều đình cho ôngở lại mà không được. Năm ất Hợi (1875) ông làm Giám sát Ngự sử, thăngLễ khoa Chưởng ấn ra làm án sát Bình Thuận rồi đổi đi Quảng Ngãi. Chưabao lâu lại được triệu về kinh làm Biện lý bộ Lại, dân tỉnh Quảng Ngãi lạicùng nhau ký đơn xin lưu lại. Vua Tự Đức ra lệnh ghi việc đó vào bản sựtrạng (một dạng lý lịch cán bộ ngày nay) để khuyến khích. Rồi ông lại đượcchuyển sang làm việc ở bộ Hình, rồi sau ông lại ra làm án sát Quảng Bình. Ông ra Quảng Bình nhận chức chưa được bao lâu thì thực dân Phápkéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Các tỉnh thành Hà Nội, HưngYên, Phủ Lý, Nam Định lần lượt bị tấn công. Trước tình thế nguy cấp đó,Nguyễn Xuân Ông cũng như một số các sĩ phu văn thân chủ chiến khác vôcùng lo lắng và phẫn nộ. Ông liên tiếp gửi sớ về triều đình bày kế hoạchđánh giữ, và cực lực phản đối nghị hòa, nhưng đều không được chấp thuận.Sách Đại Nam liệt truyện chép: Ở Quảng Bình có những án đọng kinh niêncòn bỏ lại vì tình lý khó khăn không xét ra được. Ông được khâm phái điđiều tra kết luận. Nhân thấy việc ở Bắc Thành, ông mật tâu về điều trần cáckhoản. Bộ Lại khép vội vi chỉ bị cách chức. Đã được chuẩn cho lục đi rồi,lại được phê Tạm cho ở lại làm xong việc phụng mệnh. Sau ông được khởiphục chức Thị giảng lĩnh Đốc học Quảng Bình. Khi xảy ra sự kiện ở kinh thành Huế (1885), vua Hàm Nghi xuất bônvà hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Xuân Ôn bỏ việc quan về quê nhà ở NghệAn và dốc lòng vào việc chống Pháp cứu nước. Sau khi về Nghệ An, Nguyễn Xuân Ông chăm lo việc lập đồn điền, vỡhoang, tập hợp những người dân lưu tán, xếp vào đội ngũ chờ lúc cần sẽdùng đến. Nghe được tin về các hoạt động của ông, năm 1885 phái chủ chiếntrong triều do Tôn Thất Thuyết cầm đầu đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cửngười tới phong ông làm An Tĩnh hiệp đốc quân vụ đại thần, có nhiệm vụthống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chống Pháp. Tiếp đượcchiếu chỉ của Hàm Nghi, Nguyễn Xuân Ôn liền cùng với một số sĩ phu vănthân trong vùng như Nguyễn Nguyên Thành (người huyện An Sơn, NinhThuận, đậu Tiến sĩ), Lê Doãn Nhạ (người huyện Yên Thành, Nghệ An, đậuCử nhân), Trần Quang Diệm (người Diễn Châu, đậu Cử nhân), Đinh NhậtTân (người Diễn Châu, đậu Cử nhân)... tập hợp tướng sĩ làm lễ tế cở ở làngQuần Phương, Nghệ An, sau đó kéo lên đóng quân ở vùng núi huyện YênThành, lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Nghĩa quân lúc đầu gồm khoảng2.000 người, hầu hết là người địa phương gồm các văn thân, nông dân, trongđó có nhiều tay võ sĩ lão luyện như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng,Lãnh Thừu, Lãnh Phương, Lãnh Tư, Đốc Nhạn, Đề Niên, Đề Vinh, ĐềThắng. Nhân dân cả một vùng nhà nào nhà nấy nô nức mổ gà giết lợn khaoquân. Đúng vào lúc đó thì được tin xa giá vua Hàm Nghi mới vượt rừng ratới Sơn phòng Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn cho người vào báo cáo tình hìnhchuẩn bị của nghĩa quân Cần Vương do ông cầm đầu, và được lệnh đóng giữtại Nghệ An phòng khi có việc. Đại quân đóng ở Đồng Thông thuộc vùng Vũ Kỳ (Đồng Ban ngàynay), nhưng địa bàn hoạt động rất rộng, kéo dài suốt từ miền núi xuống miềnbiển Nghệ An có khi còn mở rộng sang đất Hà Tĩnh. Quân Pháp nghe tin vộikéo quân vào chiếm đóng nhiều nơi, đốt phá chém giết. Mở màn cho cuộcchiến đấu là những trận đánh phục kích các toán quân Pháp từ Thanh Hóavào tăng viện, như các trận Đồng Tháp, Tây Khê, Yên Lý... Tiếp đó lànhững trận tấn công vào các vị trí đóng quân của chúng như: Thuận ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệulà Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền,tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện DiễnChâu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử giatriều Nguyễn đã chép: Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhàkhông sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sáchvề, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là xong. Có khimột đầu đề mà làm đến năm, sáu thể mà cấu tứ đều khác nhau và đều hay.Tính ông thích làm văn gà cho người. ở phủ huyện hằng năm đến ngày mởkỳ khảo khóa, Xuân Ôn thường mang học trò đi theo, làm một cái lều lớn,ngồi ở giữa, hơn chục học trò ngồi quanh bên phải bên trái. Rồi Xuân Ônmiệng cứ đọc suốt bài nọ, đến bài kia, người ta lấy làm kỳ như sẵn có bàinháp ở trong bụng. Năm 18 tuổi ông đã đỗ Tú tài khoa thi năm Giáp Thìn(1844). Nhưng rồi lận đận trong vòng trường ốc đến tận năm 42 tuổi ôngmới đậu Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau mới đậu Tiến sĩkhoa Tân Mùi (1871), khi ông đã 46 tuổi. Bước đầu ra làm quan, ông phải mất ba năm làm việc ở Viện Hàn lâmvới chân Biên tu. Sau đó được bổ ra làm Thự tri phủ Quảng Ninh, tỉnhQuảng Bình. Sau ông tiến cử đi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Nhân dânQuảng Bình rất luyến tiếc, ba lần cùng nhau làm đơn xin triều đình cho ôngở lại mà không được. Năm ất Hợi (1875) ông làm Giám sát Ngự sử, thăngLễ khoa Chưởng ấn ra làm án sát Bình Thuận rồi đổi đi Quảng Ngãi. Chưabao lâu lại được triệu về kinh làm Biện lý bộ Lại, dân tỉnh Quảng Ngãi lạicùng nhau ký đơn xin lưu lại. Vua Tự Đức ra lệnh ghi việc đó vào bản sựtrạng (một dạng lý lịch cán bộ ngày nay) để khuyến khích. Rồi ông lại đượcchuyển sang làm việc ở bộ Hình, rồi sau ông lại ra làm án sát Quảng Bình. Ông ra Quảng Bình nhận chức chưa được bao lâu thì thực dân Phápkéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Các tỉnh thành Hà Nội, HưngYên, Phủ Lý, Nam Định lần lượt bị tấn công. Trước tình thế nguy cấp đó,Nguyễn Xuân Ông cũng như một số các sĩ phu văn thân chủ chiến khác vôcùng lo lắng và phẫn nộ. Ông liên tiếp gửi sớ về triều đình bày kế hoạchđánh giữ, và cực lực phản đối nghị hòa, nhưng đều không được chấp thuận.Sách Đại Nam liệt truyện chép: Ở Quảng Bình có những án đọng kinh niêncòn bỏ lại vì tình lý khó khăn không xét ra được. Ông được khâm phái điđiều tra kết luận. Nhân thấy việc ở Bắc Thành, ông mật tâu về điều trần cáckhoản. Bộ Lại khép vội vi chỉ bị cách chức. Đã được chuẩn cho lục đi rồi,lại được phê Tạm cho ở lại làm xong việc phụng mệnh. Sau ông được khởiphục chức Thị giảng lĩnh Đốc học Quảng Bình. Khi xảy ra sự kiện ở kinh thành Huế (1885), vua Hàm Nghi xuất bônvà hạ chiếu Cần Vương, Nguyễn Xuân Ôn bỏ việc quan về quê nhà ở NghệAn và dốc lòng vào việc chống Pháp cứu nước. Sau khi về Nghệ An, Nguyễn Xuân Ông chăm lo việc lập đồn điền, vỡhoang, tập hợp những người dân lưu tán, xếp vào đội ngũ chờ lúc cần sẽdùng đến. Nghe được tin về các hoạt động của ông, năm 1885 phái chủ chiếntrong triều do Tôn Thất Thuyết cầm đầu đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cửngười tới phong ông làm An Tĩnh hiệp đốc quân vụ đại thần, có nhiệm vụthống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chống Pháp. Tiếp đượcchiếu chỉ của Hàm Nghi, Nguyễn Xuân Ôn liền cùng với một số sĩ phu vănthân trong vùng như Nguyễn Nguyên Thành (người huyện An Sơn, NinhThuận, đậu Tiến sĩ), Lê Doãn Nhạ (người huyện Yên Thành, Nghệ An, đậuCử nhân), Trần Quang Diệm (người Diễn Châu, đậu Cử nhân), Đinh NhậtTân (người Diễn Châu, đậu Cử nhân)... tập hợp tướng sĩ làm lễ tế cở ở làngQuần Phương, Nghệ An, sau đó kéo lên đóng quân ở vùng núi huyện YênThành, lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Nghĩa quân lúc đầu gồm khoảng2.000 người, hầu hết là người địa phương gồm các văn thân, nông dân, trongđó có nhiều tay võ sĩ lão luyện như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng,Lãnh Thừu, Lãnh Phương, Lãnh Tư, Đốc Nhạn, Đề Niên, Đề Vinh, ĐềThắng. Nhân dân cả một vùng nhà nào nhà nấy nô nức mổ gà giết lợn khaoquân. Đúng vào lúc đó thì được tin xa giá vua Hàm Nghi mới vượt rừng ratới Sơn phòng Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn cho người vào báo cáo tình hìnhchuẩn bị của nghĩa quân Cần Vương do ông cầm đầu, và được lệnh đóng giữtại Nghệ An phòng khi có việc. Đại quân đóng ở Đồng Thông thuộc vùng Vũ Kỳ (Đồng Ban ngàynay), nhưng địa bàn hoạt động rất rộng, kéo dài suốt từ miền núi xuống miềnbiển Nghệ An có khi còn mở rộng sang đất Hà Tĩnh. Quân Pháp nghe tin vộikéo quân vào chiếm đóng nhiều nơi, đốt phá chém giết. Mở màn cho cuộcchiến đấu là những trận đánh phục kích các toán quân Pháp từ Thanh Hóavào tăng viện, như các trận Đồng Tháp, Tây Khê, Yên Lý... Tiếp đó lànhững trận tấn công vào các vị trí đóng quân của chúng như: Thuận ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh nhân việt nam nhân vật lịch sử lịch sử việt nam tài liệu danh nhân tiểu sử danh nhân việtTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0