Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 4Trong điện chính có rất nhiều đồ thờ, cổ vật. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa một cột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặt trang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh Đinh Nam Đao, là thanh đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và "bách chiến bách thắng". Đến nay tuổi đời của bảo vật này là 500 năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 4 Nhà Mạc - Nam Bắc Triều (1527 - 1592) 4Trong điện chính có rất nhiều đồ thờ, cổ vật. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa mộtcột, con chim hạc quen thuộc trong ca dao đến chiếc đại hồng chung nặng1.527kg, chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi. Tất cả đều được đặttrang trọng trong chính điện. Đặc biệt là thanh Đinh Nam Đao, là thanh đao từngcùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận và bách chiến bách thắng. Đếnnay tuổi đời của bảo vật này là 500 năm tuổi.Thanh long đao của Thái Tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung được bảoquản và lưu thờ nhiều thế kỷ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc thôn Ngọc Tỉnh, thịtrấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ đất Dương Kinh 418năm về trước, thanh bảo đao của Mạc Thái Tổ đã ra đi sau ngày thành Thăng Longthất thủ. Trải qua hành trình lịch sử đằng đẵng, 418 năm sau, từ đất Thiên Trường,từ đường họ Phạm gốc Mạc, thôn Ngọc Tỉnh, thị trấn Xuân Trường, báu vật củatiên đế được long trọng rước về Dương Kinh trưng bày tại Thái Miếu, trước linh vịthần tượng vị hoàng đế anh linh hộ quốc an dân, sáng nghiệp Mạc triều thi êngliêng trong ngày lễ chính kỵ lần thứ 469 đức Mạc Thái Tổ (1483 - 1541), trong dịpĐại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thanh Đinh Nam Đao của Mạc Thái Tổ tại nhà thờ họ Phạm ở huyện Xuân Trường, Nam Định. Huyền tích bảo vật quốc gia 500 năm tuổiTriều vua Minh Mệnh (1821), Phan Bá Vành khởi binh, chống lại triều đình, muốndùng thanh long đao của Mạc Thái Tổ làm linh khí trên trận địa. Họ Phạm (Mạc) ởNgọc Tỉnh đã kịp thời chôn giấu thanh long đao, không để kỉ vật của Ti ên đế vàotay Phan Bá Vành. Thế rồi, nhiều năm trôi qua, dấu tích nơi chôn giấu không còn.Thanh long đao bị thất lạc.Tương truyền, thuở ấy có gò đất phía Đông Nam từ đường họ Phạm (Mạc) làngNgọc Tỉnh bỗng nhiên phát hỏa. Lửa tự nhiên bốc cháy, phút chốc lại vụt tắt, khiẩn khi hiện. Có lần lửa bén vào cả rơm rạ, giấy, vải giắt trên mái nhà. Từ đó, dântrong vùng đặt tên con gò này là gò Con Hỏa.Đến năm 1938, họ Phạm (Mạc) Ngọc Tỉnh trùng tu từ đường, đào hồ bán nguyệt,như có linh ứng chỉ dẫn đã tìm thấy thanh long đao sau hơn 90 năm nằm sâu tronglòng đất. Thanh long đao đã bị sét gỉ ăn mòn nhiều chỗ cả phần lưỡi thép và cánđao; lại được dòng họ rước về từ đường thờ phụng như xưa. Và cũng từ đây, gòCon Hỏa xóm Đông thôn Ngọc Tỉnh không phát hỏa nữa. Hiện tượng lạ này đếnnay còn nhiều người kể.Năm 1986, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Quang, hội viên Hội Khoa học lịch sửViệt Nam về tìm hiểu hậu duệ vương triều Mạc trên đất Hà Nam Ninh. Khi tiếpxúc với thanh long đao, ông vô cùng phấn khích và đã xin phép chi họ cho tiếnhành việc cân, đo, chụp ảnh, tra cứu tộc phả, lập lý lịch di vật để đ ưa vào danhmục di vật khảo cổ học. Ông ghi lại: Thanh long đao của Mạc Thái Tổ d ài 2,55m,cân nặng 25,6kg, lưỡi đao dài 0,95m, cán đao dài 1,60m, bằng sắt rỗng, có cá chốtchặt lưỡi đao vào cán đao. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuốilưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao. Chỗ hình đầu rồng có cá chốtchặt lưỡi đao vào cán đao. Hiện nay, Đinh Nam Đao được đặt trang trọng trướcbàn thờ Mạc Thái Tổ trong khu hậu cung.Thanh Đinh Nam Đao của vua nhà Mạc, hiện nay đang được cất giữ tại di tích khutưởng niệm vương triều nhà Mạc thuộc xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP HảiPhòng. Hiện nay, châu Á chỉ còn 2 binh khí được lưu thờ là vật thái bảo: Một làthanh đao của Tống Thái Tổ nhà Bắc Tống và thứ hai là thanh long đao của MạcThái Tổ.Tính chính đáng của Vương triều MạcSở dĩ nhà Mạc bị các sử gia coi là ngụy triều vì đã tiếm ngôi nhà Lê. Cần hiểurằng nhà Lê Sơ sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi đã xác lập tính chínhđáng của dòng họ mình một cách vẻ vang. Thứ nhất, nhà Lê đã được đông đảonhân dân ủng hộ trong suốt quá trình tiến hành kháng chiến. Bởi vậy, ngay sau khiLê Lợi lên ngôi, sự ủng hộ của nhân dân là lẽ đương nhiên, hợp với lòng người vàý trời. Thứ hai, Lê Lợi đã đại diện toàn dân thu hồi lại toàn bộ đất đai và chủquyền lãnh thổ qua hội thề Đông Quan với quân Minh trước khi chúng rút vềnước. Thứ ba, điều mà nhà Lê hơn hẳn so với các triều đại khác đó là sau thắnglợi, nhà Lê đã ban bố một chính sách xây dựng đất nước với những tư tưởng duytân tiến bộ và nỗ lực thực hiện, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân Đại Việt.1. Đặt vấn đềChế độ phong kiến Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm cũng chứng kiến bấynhiêu sự đổi thay. Tuy không thoát khỏi hình thái kinh tế xã hội phong kiến nhưngsự thay thế giữa các triều đại đã góp phần duy trì và phát triển xã hội Đại Việttrong gần mười thế kỷ độc lập. Mỗi triều đại mới khi thay thế triều đại cũ đều thihành nhiều biện pháp khẳng định tính chính đáng của dòng họ mình để được nhândân, đặc biệt là giới tri thức công nhận. Vậy tính chính ...