Danh mục

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - 6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.63 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họKỳ 6: “Kinh đô kháng chiến” Hơn 300 năm sau, khi Ái Tử hay Trà Bát không còn là thủ phủ như buổi đầu khởi nghiệp, nhưng hậu duệ của Nguyễn Hoàng - vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nước của vương triều Nguyễn, đã về Quảng Trị lập “kinh đô kháng chiến” chống Pháp. Đó chính là thành Tân Sở ở Cam Lộ. Dài theo đường thiên di của lịch sử, của dân tộc, nhiều chứng tích đã bị phôi pha, quên lãng rồi tan vào cát bụi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họ - 6 Nhà Nguyễn - lịch sử thăng trầm của một dòng họKỳ 6: “Kinh đô kháng chiến”Hơn 300 năm sau, khi Ái Tử hay Trà Bát không còn là thủ phủ như buổi đầu khởinghiệp, nhưng hậu duệ của Nguyễn Hoàng - vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nướccủa vương triều Nguyễn, đã về Quảng Trị lập “kinh đô kháng chiến” chống Pháp.Đó chính là thành Tân Sở ở Cam Lộ.Dài theo đường thiên di của lịch sử, của dân tộc, nhiều chứng tích đã bị phôi pha,quên lãng rồi tan vào cát bụi. Và Tân Sở cũng không ngoài số phận đó.“Kinh thành dự bị, kinh đô kháng chiến”Từ huyện lỵ Cam Lộ nằm ở km 12 trên quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Lao Bảo, rẽ vềphía hướng nam theo đường vào Cùa chừng 7km sẽ gặp một bình nguyên đấtbadan màu mỡ được vây bọc những đồi núi bát úp khá kín đáo và hiểm yếu. Đó làthành Tân Sở.Sau khi Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từngbước nhượng bộ chủ hòa, tuy nhiên trong triều đình vẫn nổi lên phái chủ chiến dothượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết và phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tườngđứng đầu. Kinh thành ngày càng bị uy hiếp, từ năm 1883 Tôn Thất Thuyết vàNguyễn Văn Tường đã chủ trương xây dựng một “kinh đô dự phòng” để di đô khiHuế lâm nguy. Và vùng Cùa với Tân Sở là trung tâm được chọn.Khi người Pháp đánh chiếm cửa Thuận An (tháng 8-1883) thì Tân Sở được đẩynhanh tốc độ xây dựng. Một “kinh đô kháng chiến” được xây bằng tre, gạch, gỗ,đá… của nhân dân Quảng Trị đóng góp. Đến đầu năm 1885 th ì Tân Sở hoànthành. Một trong những tư liệu đầu tiên tìm hiểu về căn cứ Tân Sở này là của giáosĩ A.Delvaux, từng đến truyền giáo ở xứ đạo Phước Tuyền (Cam Lộ), đăng trêntập san Đô Thành Hiếu Cổ (B.A.V.H - “Le camp de Tan So”) với những miêu tảchi tiết kèm theo bản đồ thành Tân Sở.Tân Sở được xây với mục đích làm căn cứ kháng chiến nên thành có diện tíchrộng gần bằng kinh thành Huế. Với chiều dài 548m, rộng 418m, ngoài thành cóhàng rào cọc nhọn và hào sâu bao bọc, tiếp là thành đắp bằng đất nện, mở bốn cửatiền - hậu - tả - hữu theo hướng tương ứng nam - bắc - đông - tây, tiếp theo là tregai được trồng thành bốn lớp lũy dày, giữa các lũy tre là thành đất, tiếp giáp vớithành nội là trại lính, kho hậu cần, bãi tập voi, ngựa. Chính giữa trung tâm là khuvực thành nội được xây bằng gạch vồ với chiều dài 165m, rộng 100m, ngoài bốncửa tiền - hậu - tả - hữu còn có thêm Ngọ Môn. Bên trong thành nội là hành cungvới các ngôi nhà kiên cố được tháo dỡ từ Huế rồi mang ra dựng lại để vua và cácquan làm việc như dinh lãnh binh, chánh sứ, phó sứ, bang tá...Lần giở những trang tài liệu cũ về căn cứ Tân Sở lúc bấy giờ có thể hình dung cảmột “công trường kháng chiến” khi hàng vạn dân đinh trong vùng tụ hội về đâyxây dựng thành lũy, binh lính tập trung luyện tập. Lương thực chuẩn bị cho cuộckháng chiến được vận chuyển từ đồng bằng sông Hồng vào đây qua cảng CửaViệt. Súng thần công, đạn dược được chuyển từ kinh thành Huế ra, lò rèn nổi lửađúc súng ống. Tiền bạc ngân lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến cũng được TônThất Thuyết cho chuyển ra đây với ba trăm ngàn lượng, bằng một phần ba kho nộiphủ.Những trù liệu của triều đình khi xây dựng căn cứ Tân Sở đã thành sự thật khi sựbiến đêm 23-5 năm Ất Dậu (1885) xảy ra. Cuộc tập kích đồn Mang Cá và Tòakhâm sứ Pháp không thành, kinh đô chìm ngập trong biển máu. Tôn Thất Thuyếtvà triều thần phò giá vua Hàm Nghi ra Tân Sở để chuẩn bị cho cuộc kháng chiếnđánh Pháp. Tại đây vua Hàm Nghi đã xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dâncả nước phò vua đánh giặc.Cuộc kháng chiến của phong trào Cần Vương với sự tham gia của nhân dân vànhiều sĩ phu yêu nước kéo dài đến những năm đầu thế kỷ 20. Tân Sở thành xưasau này bị quân Pháp đốt phá, nhưng theo A.Delvaux, khi ông lên đây lần đầu vàonăm 1906 cho biết những thành lũy trong và ngoài Tân Sở vẫn còn khá nguyênvẹn.Hoang tàn dấu tíchHơn 120 năm đã qua khi chúng tôi về lại thành xưa Tân Sở chỉ thấy một bìnhnguyên mênh mông phủ kín bạt ngàn cao su. Những lũy tre ken dày mấy lớp xưakia nay chỉ còn vài khóm lưa thưa nhưng vẫn mọc thẳng hàng, đủ cho chúng tôinhận ra dấu vết của vòng thành ngoại. Trên lô cao su chưa khép tán, mấy ngườidân vùng Cùa tranh thủ gặt lúa. Chị Trần Thị Cúc ở thôn Mai Lộc 2, xã CamChính kể hồi xưa chị còn nhỏ lên đây vẫn thấy bờ tre ken dày. Hồi những năm1970-1980, người ta mưu sinh bằng việc tìm phế liệu, trong khu vực thành Tân Sởxưa này đã tìm thấy khá nhiều đạn của súng thần công, những viên đạn hình cầuđúc bằng gang hay sắt, đồng, kích cỡ đường kính lớn nhỏ khác nhau.Còn theo A.Delvaux, sau khi Tân Sở bị Pháp chiếm và đốt phá, công sứ Quảng Trịlà Hamelin đã sai chuyển bốn khẩu thần công có khắc chữ Hán từ Tân Sở về đặttrước hành cung ở thành cổ Quảng Trị, trong đó hai cỗ súng dài đến 2,57m. Hỏithăm những người dân quanh vùng để tìm đến chủ một vựa thu mua phế liệu thờiđó, chúng tôi gặp anh Trần Xuân Hòa, năm nay 54 tuổi, người thôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: