Danh mục

Nhà Tây Sơn 3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.03 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Tây Sơn 3Quân lính mộ thêm nhiều. Những người trước kia lo việc sản xuất, nếu tình nguyện, đều được đưa sang làm lính. Và tất cả quân sĩ, cứ sáu tháng ở trong quân đội, sáu tháng về các nông trại để vừa nghỉ ngơi vừa cày cuốc. Trong đám quân sĩ có một người, khi tập đã làm cho cấp chỉ huy thán phục là Lê Văn Hưng ở Kiên Dõng (Bình Khê). Ông này côn quyền đã tinh luyện, sức mạnh có thể nâng đá nhẹ nhàng như xách gàu nước, bưng nồi cơm. Nhập ngũ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Tây Sơn 3 Nhà Tây Sơn 3 Quân lính mộ thêm nhiều. Những người trước kia lo việc sản xuất, nếu tìnhnguyện, đều được đưa sang làm lính. Và tất cả quân sĩ, cứ sáu tháng ở trong quânđội, sáu tháng về các nông trại để vừa nghỉ ngơi vừa cày cuốc. Trong đám quân sĩcó một người, khi tập đã làm cho cấp chỉ huy thán phục là Lê Văn Hưng ở KiênDõng (Bình Khê). Ông này côn quyền đã tinh luyện, sức mạnh có thể nâng đá nhẹnhàng như xách gàu nước, bưng nồi cơm. Nhập ngũ không bao lâu được làm độitrưởng. Nghe tin Nguyễn Nhạc bị truy nã gắt gao vì thâm lạm công quỹ, chạy vào núichiêu tập bọn vong mạng định làm giặc, viên tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn KhắcTuyên cho quân lính đi lùng bắt. Nhưng nhiều lần quan quân đến Tây Sơn Hạ thấynhân dân làm ăn yên ổn, không thấy dấu vết của giặc đâu cả, Tuyên cho là tin đồnnhảm, nên thôi đem quân càn quét vùng Tây Sơn. Ðỡ tốn công đối phó với kẻ thù, Tây Sơn Vương lo phát triển lực lượng. Nhận thấy người Thượng bắn ná giỏi, lại có sức mạnh và có đức tính chịu đựngbền bỉ, Nguyễn Nhạc quyết định d ùng chính sách Thượng vận để lôi kéo các sắctộc Xà Ðàng (Sédang), Rađê (Rhade), Giarai (Djarais) về với mình. Vương đã được người miền núi biết đến qua chuyện được kiếm thần. Trong dân gian Thượng cũng có chuyện được gươm thần như sau: Truyền rằng xưa kia Vua Chiêm bắt được một thanh gươm thần. Vua Chân Lạpbắt được vỏ gươm. Vua Chiêm xây một tháp cao để tàng trữ gươm thần. Ðêm đêmgươm tỏa sáng xa hàng vạn trượng. Vua Chân Lạp phải đem vỏ gươm đến dâng vàhàng năm triều cống. Ánh hào quang của gươm tượng trưng cho thần lửa. Thần lửa là vị thần mà người Thượng miền núi từ Quảng Nghĩa vào Phú Yêntôn thờ do ảnh hưởng văn hóa Chiêm Thành. Ðạo Minh Giáo (đạo Ma Ní) mà ôngLữ theo cũng thờ thần lửa. Do đó, ông Lữ có khả năng thuyết phục người Thượngdễ dàng. Chính vì nắm được những lợi thế đó mà Nguyễn Nhạc giao quyền điều khiểncho ông Huệ và ông Diệu, rút ông Lữ về và thân hành cùng ông Lữ lên An Khê đểvận động người Thượng. Ðã được kính mộ từ trước, lại thêm có thầy hỏa giáo đi theo. Tây Sơn Vươngđến đâu được người Thượng hoan nghênh đến đó. Người Giarai (Djarais) coiVương như thần và gọi là Vua Trời[13]. Chỉ có người Xà Ðàng (Sédang) mà chúađoàn là Bok Kiơm không phục. Bok Kiơm nói: - Ông Nhạc không phải người trời vì không có gì khác thường. Ðể tỏ ra mình khác thường, Nguyễn Nhạc dùng giỏ bội gánh nước đi ngang quabuôn Xà Ðàng mỗi buổi sáng sớm[14]. Bok Kiơm cho rằng có phù phép, chớ không phải có tài trời sanh, bảo: - Nếu ông bắt được con ngựa thần thì tôi mới phục. Nguyên trên núi Hiển Hách, tục gọi là Hánh Hót ở vùng An Khê có một bầyngựa rừng hễ thấy bóng người là chạy tránh. Con ngựa cầm đầu sắc trắng tinh,lông gáy và lông đuôi dài và óng như tơ, tiếng hí vang cả rừng và nghe xa hàngchín mười dặm thẳng. Người Thượng gọi là Ngựa Thần. Phải bắt cho được con ngựa thần ấy mới thu phục được người Xà Ðàng, mà cóthu phục được người Xà Ðàng thì vùng Tây Nguyên mới thật là đất Tây Sơn, vìAn Khê người Xà Ðàng ở đông đảo nhất. Nguyễn Nhạc để Nguyễn Lữ ở lại tuyêntruyền, một mình về Kiên Mỹ cho người đi mua một số ngựa cái lớn tốt, đem vềdạy cho khôn, hễ nghe tiếng hú là chạy đến. Bầy ngựa đã thành thục, NguyễnNhạc đem lên thả trên núi Hiển Hách cho theo bầy ngựa rừng. Ít hôm ngựa rừngvà ngựa đồng quen nhau. Hễ nghe tiếng hú thì ngựa đồng chạy về, ngựa rừng cũngchạy theo, nhưng vừa thấy bóng người thì quay đầu trở lại, nhưng chạy một đỗi xaxa thì quay đầu ngó lui. Nguyễn Nhạc lấy cỏ bỏ cho ngựa ăn, rồi trở về. Ngựarừng liền quay trở lại ăn cỏ cùng ngựa đồng. Lần này ngựa rừng thấy bóng ngườikhông còn có vẻ hoảng sợ nữa, nhưng không dám lại gần. Nguyễn Nhạc không bỏđi, đứng vuốt ve bầy ngựa, hết con này đến con khác. Mấy hôm sau bầy ngựa rừngnhận thấy người không có ý làm hại giống nòi, bèn kéo đến ăn cỏ. Khi bầy ngựarừng đã dạn, Nguyễn Nhạc đem cỏ bỏ gần cho ăn, rồi từ từ tiến đến vuốt mõmvuốt lưng hết con này đến con khác. Con ngựa bạch cầm đầu, ban sơ còn tỏ ýkhông thuận, nhưng dần dần, đứng yên cho người vuốt ve. Chinh phục được bầy ngựa rừng rồi, Nguyễn Nhạc hẹn cùng Bok Kiơm nơichốn và ngày giờ đến chứng kiến. Ðể cho bầy ngựa khỏi sợ vì đông người.Nguyễn Nhạc bảo Bok Kiơm cùng đám tùy tùng núp sau đá rồi cất tiếng hú. Bầyngựa rừng theo bầy ngựa đồng chạy đến. Nguyễn Nhạc lấy cỏ cho ăn và vuốt venhư thường lệ[15]. Người Xà Ðàng tin Nguyễn Nhạc là người Trời thật, hết lòng thần phục và bắtchước người Gia Rai gọi là Vua Trời. Tiếng Vua Trời trở thành tiếng chung của người Thượng từ An Khê trở vô PhúYên và trở ra Quảng Nghĩa, dùng gọi Nguyễn Nhạc. Ở trong vùng An Khê lại có một sắc tộc thiểu số ở trong rừng sâu, ít giao thiệpvới người ngoài. Ðó là người Ba Na (Banard) ở trong rừng Mộ Ðiểu. Rừng Mộ Ðiểu ở tại làng Cổ Yêm cách Tú Thủy chừng mười, mười hai cây số. Rừng rộng mênh mông. Giữa rừng nổi lên một ngọn đ ...

Tài liệu được xem nhiều: